Một trong những hiện tượng đang có xu hướng gia tăng hiện nay chính là chứng trầm cảm khi mang thai. Tưởng chừng vô hại nhưng tình trạng này chính là nguyên nhân của nhiều nghịch cảnh đau đớn, không chỉ làm tổn thương thai phụ mà còn cả em bé, gia đình và xã hội.
Biểu hiện của trầm cảm khi mang thai
Nếu trong quá trình mang thai, bản thân thai phụ, người thân cảm nhận được những biểu hiện bất thường dưới đây, cần đề cao cảnh giác với chứng trầm cảm:
- Có tâm trạng buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản
- Thường xuyên khóc nhiều
- Không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình
- Không quan tâm, hứng thú đến các hoạt động bên ngoài
- Sụt cân nhanh chóng
Trầm cảm khi mang thai là triệu chứng nguy hiểm của thai phụ
- Thèm ăn vặt nhưng không có cảm giác ăn uống ngon miệng
- Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
- Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
- Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát
- Đau đầu, đau bụng
- Có những dấu hiệu sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy
Nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm khi mang thai
Tình trạng trầm cảm khi mang thai có thể xuất phát từ những lý do dưới đây:
Do thay đổi hormone: Hormone ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc và tâm trạng. Nội tiết tố thay khiến thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra. Khi sự thay đổi này diễn ra quá mạnh, kết hợp với những yếu tố tác động bên ngoài, rất dễ đẩy chị em vào tình trạng trầm cảm.
Do di truyền: Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn cảm xúc thì các mẹ bầu cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị trầm cảm hơn trong giai đoạn mang thai của mình. Bởi, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc có khả năng di truyền khá mạnh.
Tuổi tác: Mang thai khi tuổi đời quá trẻ, chưa chín chắn, thiếu kinh nghiệm, kiến thức, khiến thai phụ rất dễ suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ trẻ mang thai có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn phụ nữ ở các độ tuổi lớn hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi chị em mang thai
Do cảm thấy cô đơn: Đối với nhiều thai phụ, thì việc chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai và đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Hay bạn cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ... đều có thể dẫn tới trầm cảm.
Căng thẳng trong cuộc sống: Trong thời gian mang thai nếu cuộc sống của thai phụ có nhiều sự kiện gây căng thẳng như: Chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn… có thể gây ra chứng trầm cảm.
Vấn đề xảy ra với thai nhi: Những trục trặc trong thai nghén như: Khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm… khiến thai phụ suy nghĩ nhiều hơn, tâm lý bị chi phối, dẫn đến trầm cảm.
Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu người phụ nữ đã trải qua những khó khăn cố gắng để có thai, hoặc đã bị sẩy thai trong quá khứ, họ có thể luôn lo lắng về sự an toàn của thai kỳ này. Việc lo lắng và suy nghĩ quá nhiều có thể khiến thai phụ bị trầm cảm.
Chứng trầm cảm khi mang thai ngoài việc gây ra những hậu quả không tốt với thai phụ thì đối với thai nhi chứng trầm cảm ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt. Sau khi sinh đứa bé có thể gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.
Ngăn ngừa trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm là hiện tượng tâm lý, do đó, chỉ có những suy nghĩ tích cực cùng với sự sắp xếp hợp lý về mặt cảm xúc của chị em mới có thể hạn chế tình trạng này. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt quan tâm đến các lưu ý dưới đây:
Đơn giản hóa vấn đề: Một lời khuyên cho mọi thai phụ chính là: Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn. Chia sẻ, tâm sự với chồng và gia đình về những khó khăn, mệt mỏi của mình để nhận được sự tư vấn, động viên, quan tâm kịp thời.
Khi mang thai chị em cần gia đình ở bên quan tâm chăm sóc
Thư giãn: Thai phụ cũng nên nghe đọc, xem, nghe những cuốn sách, chương trình, bản nhạc trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Có thể nghỉ ngơi, thư giãn, mua sắm, đi du lịch, tham gia các khóa học làm mẹ… để tâm trạng thoải mái, thu nạp thêm kiến thức, sẵn sàng cho những tháng ngày làm mẹ sắp tới.
Chú ý bổ sung dinh dưỡng: Chị em có thể chia nhỏ bữa ăn, thay đổi thực đơn hằng ngày, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
Ăn sô-cô-la đen: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ăn một lượng nhỏ sô-cô-la sẽ đen mỗi ngày giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la đen có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu, giúp chị em cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn trong thai kì.
Vận động phù hợp: Chị em có thể rèn luyện nhẹ nhàng hằng ngày, tập yoga để vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực, chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.
Làm mẹ là thiên chức cao quý của phái đẹp. Do đó, chị em hãy cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật kĩ càng, chăm sóc bản thân thật tốt để chào đón thành viên mới của gia đình nhé!
Theo báo phụ nữ hôm nay.
> Tin liên quan: Những địa điểm du lịch cho bà bầu không thể bỏ qua