tat-tan-tat-thong-tin-ve-di-ung-sua-me-can-nam-4303
“Tất tần tật” thông tin về dị ứng sữa mẹ cần nắm
Tình trạng dị ứng sữa diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Dị ứng sữa có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, Trong đó, có một số biểu hiện giống với các bệnh lý thông thường khác. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các thông tin liên quan đến sữa để kịp thời xử lý khi con có dấu hiệu dị ứng.
    1. Dị ứng sữa là gì?
    2. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng sữa
    3. Các triệu chứng của dị ứng sữa
      1. Dị ứng tức thời
      2. Dị ứng muộn
    4. Làm gì khi con bị dị ứng sữa?
      1. Nuôi con bằng sữa mẹ
      2. Thay thế sữa bò bằng sữa hạt
      3. Hình thành chế độ dinh dưỡng khoa học
      4. Sử dụng thực phẩm chức năng

Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng sữa là hiện tượng hệ thống miễn dịch phản ứng nhằm đào thải các protein có trong sữa. Cụ thể, trong sữa có 2 loại protein chính là whey và casein. Khi nhận thấy dấu hiệu gây hại cho cơ thể do 1 trong 2 protein, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng nhằm “tiêu diệt” các protein này.

Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng suy nhược, kém hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Mặt khác, các triệu chứng dị ứng được xem là khá phổ biến ở trẻ nhỏ nên nhiều bố mẹ vẫn lầm tưởng đây là hiện tượng bình thường. 

Dị ứng sữa là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dị ứng sữa là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng sữa

Protein có trong sữa động vật: Trong sữa thường có 2 loại protein chính là whey (20%) và casein (80%). Hệ miễn dịch sẽ sinh ra các phản ứng đào thải khi nhận thấy “sự nguy hại” cho cơ thể từ 1 trong 2 loại protein này. Đồng thời, trẻ bị dị ứng với sữa bò thường có nguy cơ dị ứng với các loại sữa khác như sữa dê, sữa cừu.

Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng sữa thì có khoảng 50 đến 80% con cái sẽ thừa hưởng điều này.

Cơ địa mẫn cảm: Theo các chuyên gia khoa học, trẻ có cơ địa mẫn cảm, đặc biệt là protein sẽ phản ứng rất nhanh. Hơn nữa, một số trẻ còn dễ bị dị ứng với một số chất có trong thức ăn của mẹ. 

Các triệu chứng của dị ứng sữa

Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng dị ứng sữa phụ thuộc vào mức độ phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các triệu chứng dị ứng sữa có thể xuất hiện tức thời trong vòng vài phút hoặc muộn hơn, có thể khoảng vài giờ, vài ngày sau đó.

Dị ứng tức thời

Phát ban, ngứa ngáy: Phát ban, ngứa ngáy là biểu hiện khi con bị dị ứng sữa. Ở mức độ nhẹ, trên làn da chỉ nổi vài vết mẩn. Tuy nhiên, các vết mẩn này sẽ nổi dày như chàm (eczema) khi hệ miễn dịch hoạt động nặng hơn. Thêm vào đó là triệu chứng ngứa và sưng phù ở vùng mặt.

Quấy khóc, khó chịu: Nếu trẻ đột nhiên khó chịu, gào khóc liên tục thì có thể con đang khó chịu trong người do bị dị ứng với protein có trong sữa.

Phát ban, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu xuất hiện nhanh nhất khi con bị dị ứng với sữa
Phát ban, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu xuất hiện nhanh nhất khi con bị dị ứng với sữa

Dị ứng muộn

Tiêu chảy, phân lẫn máu: Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ nên nhiều bố mẹ thường khó nhận biết được con đang bị dị ứng với sữa. Tiêu chảy do dị ứng sữa thường diễn ra thường xuyên, khoảng 2 đến 4 lần trong một ngày và kéo dài hơn 1 tuần, trong mẫu phân có lẫn máu.

Thở khó và sốc phản vệ: Khi dị ứng sữa ở tình trạng nghiêm trọng sẽ khiến hệ hô hấp của con hoạt động rất yếu. Trong một số trường hợp, đường thở bị thu hẹp gây nên tình trạng sốc phản vệ. Đi kèm với triệu chứng này thường cơ thể con sẽ trở nên phù nề, huyết áp tụt nhanh… nếu để lâu có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Làm gì khi con bị dị ứng sữa?

Dị ứng sữa có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Không chỉ làm cơ thể con trở nên suy nhược mà còn khiến con kém phát triển chiều cao và cân nặng. Có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng dị ứng sữa của con. Trong đó, đầu tư về dinh dưỡng thông qua bữa ăn được xem là biện pháp hiệu quả nhất. Ngoài ra, bố mẹ cần tham khảo thêm một số cách khắc phục sau đây:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng, vitamin, các kháng sinh tự nhiên rất tốt đối với sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, trong 6 tháng đầu đời trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. 

Thay thế sữa bò bằng sữa hạt

Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò thường dị ứng với sữa dê, sữa cừu và các chế phẩm từ sữa khác. Do đó, bố mẹ cần chú ý không cho con sử dụng các loại sản phẩm này. Mặt khác, bố mẹ có thể chuyển qua cho con sử dụng các loại sữa làm từ hạt (hạnh nhân, óc chó…). Đây là giải pháp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con.

 Sữa hạt giúp cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Sữa hạt giúp cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Hình thành chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể. Ăn dặm là bước đầu hình thành nền tảng dinh dưỡng ấy. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để điều chỉnh chế độ ăn dặm phù hợp cho con.

Đối với trẻ lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng. Bên cạnh việc sử dụng sữa hạt, bố mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày. Trong đó, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng của con.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Hiện nay, nhiều bố mẹ cho con sử dụng sữa như một phương pháp giúp tăng chiều cao. Thế nhưng, khi con mẫn cảm với các thành phần của sữa thì phương pháp này hoàn toàn vô hiệu. Đó là chưa kể lượng Canxi trong sữa không đủ để cung cấp cho cơ thể của con. Chính vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng Thực phẩm chức năng (TPCN) để bồi đắp dinh dưỡng và hỗ trợ phát triển chiều cao cho con đang được rất nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn.

Dị ứng sữa thường xảy ra khi con còn nhỏ. Nếu không phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của con. Vì vậy, bố mẹ cần nắm được các kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc để con lớn lên thật mạnh khỏe.