cao-1m50-nang-bao-nhieu-kg-la-vua
Cao 1m50 nặng bao nhiêu kg là vừa?
Để có một vóc dáng đẹp và cân đối, việc duy trì sự cân bằng giữa chiều cao và cân nặng là vô cùng quan trọng. Không quan trọng bạn cao bao nhiêu, từ những người có chiều cao im lặng đến những người có chiều cao vượt trội, điều quan trọng là cân nặng của bạn phải phản ánh sự cân đối và khỏe mạnh. Vì vậy, khi bạn có thể đạt được một tỉ lệ hợp lý giữa chiều cao và cân nặng, bạn sẽ tự tin hơn với vóc dáng của mình, không phụ thuộc vào con số trên thước đo mà chính là cảm giác thú vị và khỏe mạnh mà nó mang lại.
Cùng Nhịp sống phụ nữ tham khảo những thông tin dưới đây để biết được tỷ lệ chiều cao và cân nặng của bạn đang sở hữu đã đạt chuẩn chưa nhé!
    1. Chiều cao 1m50 nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
    2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ và nam:
    3. Làm thế nào để tăng chiều cao, cải thiện vóc dáng?
    4. Thực hiện những bài tập giãn cơ, kéo dài xương
    5. Bổ sung dinh dưỡng "kích thích" tăng trưởng chiều cao
    6. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Chiều cao 1m50 nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Một thân hình đẹp trước hết phải có sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, để xác định cơ thể một ai đó có cân đối hay chưa, nhìn bằng mắt xem ra vẫn chưa đủ cơ sở đánh giá. Theo đó, BMI (Body mass index) hay còn gọi là công thức tính chỉ số khối cơ thể ra đời được xem như là "thước đo" mới cho nhiều người quan tâm đến vóc dáng của cơ thể. Cụ thể, BMI được tính bằng cách, lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).

BMI = Cân nặng: (chiều cao x chiều cao)

Trong đó:
- Cân nặng tính bằng kilogam (kg)
- Chiều cao tính bằng mét (m)
Ví dụ: Bạn cao 1m50, nặng 45kg thì chỉ số BMI của bạn là: 45 : (1,5 x 1,5) = 20
Nếu BMI dao động từ 18,5 - 24,9 thì thân hình của bạn đang thuộc loại cân đối, còn thấp hơn 18,5 hoặc lớn hơn 24,9 thi thân hình sẽ thuộc diện gầy hoặc béo. 
Cùng với đó, theo công thức trên, một người cao 1m50 phải có cân nặng khoảng 40 - 50 kg thì mới được coi là cân đối.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bảng cân nặng lí tưởng tương ứng chiều cao dưới đây để biết mình cao 1m50 nặng bao nhiêu kg là vừa nhé.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ và nam:

cao-1m50-nang-bao-nhieu-la-vua-2
Giờ bạn đã biết chiều cao 1m50 nặng bao nhiêu là vừa chưa?

Làm thế nào để tăng chiều cao, cải thiện vóc dáng?

Chiều cao của con người được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau: gen di truyền, thói quen ăn uống, chế độ tập luyện thể dục thể thao,…

Theo đó, di truyền chiếm khoảng 23% trong việc quyết định chiều cao, trong khi phần còn lại phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng (32%), vận động và môi trường... Bên cạnh đó, chiều cao còn bị chi phối nhiều bởi sự tác động trực tiếp và gián tiếp trong ba giai đoạn cơ bản của mỗi người:

- Giai đoạn 9 tháng bào thai: Nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt trong thời gian này, tăng cân từ 10- 20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời là 50cm.

- Giai đoạn sơ sinh – 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.

- Giai đoạn dậy thì (10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai): trong 1-2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8-12 cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Hơn nữa, khi bước qua giai đoạn dậy thì, sức lớn của mỗi người thường chậm lại, mỗi năm hầu như chỉ tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi sức lớn chỉ còn ở một số ít người, tuy nhiên họ cũng chỉ tăng 1 – 2 cm hoặc hầu như tăng không đáng kể.
 
Nghiên cứu cho thấy, giai đoạn cơ thể con người ngưng phát triển chiều cao với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi. Do vậy, khi đang ở tuổi trưởng thành và có mong muốn cải thiện chiều cao, bạn có thể tham khảo những cách tăng chiều cao cho người trưởng thành dưới đây:

Thực hiện những bài tập giãn cơ, kéo dài xương

Khoa học đã chứng minh, khi vận động các cơ, xương và chi của chúng ta sẽ có điều kiện kéo dài ra, theo đó chiều cao của chúng ta cũng sẽ được tăng lên theo khoảng xương vừa được "nối dài". Cụ thể, Những môn thể thao tăng chiều cao tốt cho việc kéo giãn xương khớp như: Đạp xe, bơi lội, đu xà, bóng chuyền, bóng rổ... 

Bổ sung dinh dưỡng "kích thích" tăng trưởng chiều cao

Để kích thích chiều cao phát triển tối đa, cơ thể của bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt nhất là chú trọng bổ sung những thực phẩm chứa nhiều Canxi, Magie, vitamin D... Bên cạnh đó, thường xuyên uống sữa, ăn nhiều hải sản và những thực phẩm giàu vitamin D cũng được xem là cách giúp cơ thể luôn đảm bảo lượng Canxi kích thích quá trình phát triển hệ xương và chiều cao.
 
cao-1m50-nang-bao-nhieu-la-vua-4
Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiều cao

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Hiện nay, không quá khó khăn để tìm đến một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển chiều cao trên thị trường, tuy nhiên việc đảm bảo mình đang sử dụng sản phẩm uy tín và chất lượng là điều không dễ dàng.

Theo đó, sữa bột NuBest Tall hiện được xem là gợi ý tuyệt vời nhất cho ai đang có mong muốn cải thiện chiều cao. Sản phẩm này ngoài việc cung cấp Nano Canxi - hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và chiều cao ra, khoáng chất trên còn được xem là giải pháp hữu hiệu cho những cơ thể đang rơi vào tình trạng kém hấp thụ Canxi  
 
Bạn có thể theo dõi thêm thông tin về sản phẩm sữa bột NuBest Talltại đây