phong-ngua-benh-tay-chan-mieng-trong-mua-dich
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng trong mùa dịch
Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan và thường bùng phát thành dịch trên diện rộng. Các bé mắc bệnh thường bị sốt và rất đau miệng dẫn đến bỏ ăn uống, nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Trong thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng đang bùng phát mạnh. Số trẻ nhập viện tăng vọt trong thời gian qua khiến các bệnh viện quá tải. Tay chân miệng dễ lây qua đường tiêu hoá nên các mẹ cần hiểu rõ để phòng tránh và chăm sóc nếu chẳng may trẻ mắc bệnh.
    1. Dịch tay chân miệng
    2. Nguyên nhân lây lan bệnh tay chân miệng
    3. Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Dịch tay chân miệng

Từ giữa tháng 9/2105, bệnh tay chân miêng có dấu hiệu bùng phát mạnh. Hiện nay, số trẻ em mắc bệnh phải nhập viện tăng cao nên nhiều bệnh viện nhi ở TP. HCM đều trong tình trạng quá tải, thiếu giường bệnh, nhiều bệnh nhi phải nằm giường gấp ở hành lang, chân cầu thang bệnh viện.Trong đó, nhiều trẻ bị rất nặng phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng lạnh run, ói mửa.
 
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có hơn 30.000 trường hợp nhập viện vì tay chân miệng. Đáng lưu ý, bệnh này thường “tấn công” những bé trong độ tuổi mầm non. 
 

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng trong mùa dịch

Nguyên nhân lây lan bệnh tay chân miệng

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Virut này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành.
Virut xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông cho trẻ, vệ sinh đồ chơi, nhà cửa sạch sẽ. Rửa tay cho mẹ và bé trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tã, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
- Khi bệnh mới phát rất dễ nhầm với sốt siêu vi, viêm họng, viêm màng não… Do đó, cha mẹ cần lưu ý, phát hiện các lở loét trong miệng, bóng nước ở tay, chân của con để chữa trị kịp thời. 
- Khi thấy các dấu hiệu như: trẻ sốt liên tục 2 ngày khó hạ, giật mình chới với khi ngủ, nôn ói phải lập tức đưa trẻ nhập viện ngay. Khi tay chân trẻ bị lạnh, sốt run, da nổi bóng thì bệnh đã rất nặng cần đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.

ST.

Giải đáp về tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ