Việc sử dụng thường xuyên các loại rau có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, hóa học tiêu biểu như rau ngót, theo các chuyên gia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng như: Ngộ độc mãn tính, tác động đến hệ thần kinh… Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải biết cách nhận biết và lựa chọn rau sạch, đảm bảo an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
1. Chủ cửa hàng rau sạch giúp phân biệt rau ngót 'tắm' thuốc kích thích
Chị Nguyễn Thị Liên, chủ một cửa hàng rau sạch trên đường Trường Chinh, Hà Nội cho biết: "Thực tế thì bây giờ việc người sản xuất phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cho rau là rất phổ biến. Người ta sống bằng nghề nuôi trồng mà để rau sâu, cằn cỗi thì làm sao đảm bảo được kinh tế. Cuối cùng cái hại lại là người tiêu dùng gánh.
Theo kinh nghiệm của tôi, để phân biệt được rau ngót sạch và rau ngót nhiễm thuốc trừ sâu, trước hết người mua phải chú ý đến lá rau. Nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dầy mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường. Đó rất có thể là rau ngót có phun thuốc bảo vệ thực vật.
Nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng.
Rau ngót ngon và sạch thường có màu xanh lá mạ, rau mọc không được đều lá, phần gốc có màu xanh nhạt hơn phần ngọn, thậm chí nhiều lá bị sâu đục, sâu quấn. Trong khi đó, rau ngót độc có màu xanh sẫm, lá rau non đều nhau từ gốc đến ngọn, không có lá nào bị sâu đục lá".
Chị Dương Mai Hương, một chủ cửa hàng rau sạch khác trên phố Khâm Thiên thì cho rằng: "Với rau ngót sạch, khi nấu canh, màu nước xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường. Trong khi đó, rau ngót độc khi nấu lên sẽ có màu nước rất đáng sợ, nước canh thường trở thành màu đen ngòm, xanh đen hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi. Khi thấy nhưu vậy thì tuyệt đối không nên ăn mà rước họa vào thân.
Hơn nữa khi nấu lên, rau ngót có mùi thơm, vị thanh ngọt, đặc trưng riêng. Còn rau nhiễm độc sẽ có vị ngai ngái, rất nồng xen lẫn mùi hắc.
Khi bảo quản trong tủ lạnh, rau ngót chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật dù vẫn còn tươi nhưng vẫn bị rụng hết lá và nhanh vàng ụa. Còn rau ngót sạch sẽ để được lâu hơn, thường bị héo chứ không bị rụng hết lá".
2. Ăn rau bắp cải phòng chống đủ loại ung thư
Trong bắp cải chứa một số chất chống ung thư bao gồm sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol. Nhìn chung, hầu hết các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất thì phải kể đến công dụng của rau bắp cải. Nếu bạn ăn bắp cải 1 lần/tuần sẽ giảm 70% xác suất bị ung thư ruột đồng thời giảm nguy cơ ung thư dạ dày, bàng quan và tiền liệt tuyến.
Ngoài ra, hoạt chất indol trong bắp cải còn có tác dụng phòng chống ung thư vú. Phụ nữ ăn bắp cải 2 – 3 lần/tuần sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú 20% so với người chỉ ăn vài lần trong tháng.
Ăn bắp cải 1 lần/tuần sẽ giảm 70% xác suất bị ung thư ruột.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên ăn các loại bắp cải để qua đêm. Bởi sau đó, bắp cải sẽ sản sinh ra chất làm giảm công dụng phòng ung thư, thậm chí một số nghiên cứu còn chỉ ra các loại bắp cải ngâm, muối chua có thể làm tăng khả năng ung thư. Bạn chỉ nên ăn bắp cải tươi được chế biến trong ngày thôi nhé!