Trẻ em là đối tượng cực kì nhạy cảm, nhất là trong hoàn cảnh bé đang là “trung tâm” bỗng dưng có sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình, nếu bố mẹ không đủ tinh tế sẽ rất dễ khiến bé buồn, cảm giác bị “cho ra rìa” và nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực dành cho em bé mới ra đời. Do đó, phụ huynh mà đặc biệt là các mẹ cần lưu ý một số điểm trong cách nuôi dạy con sau đây để không phải rơi vào những tình huống khó xử.
Đừng để bé thấy cô đơn ngay từ lần đầu tiên
Trong lần đầu tiên bé lớn gặp gỡ lại mẹ và em bé mới sinh, người mẹ nên đưa em bé cho một người khác bế và quan tâm hơn đến bé. Đây là “ấn tượng đầu tiên” vô cùng quan trọng, đừng để bé có cảm giác mình không còn được quan tâm và nảy sinh những ý nghĩ xấu, trách móc với sự xuất hiện của một người khác, chiếm mất bố mẹ của mình. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần nhớ rằng, bé cũng đã phải xa mẹ một thời gian dài kể từ khi bạn nhập viện, chuẩn bị sinh nở, bé sẽ rất nhớ mẹ và cần được vỗ về an ủi.
Đừng để bé thấy cô đơn ngay từ lần đầu tiên
Sự thể hiện của bố, mẹ trong khoảnh khắc đầu tiên trẻ gặp gỡ em bé mới sinh đóng vai trò quan trọng, quyết định mối quan hệ, tình cảm của bé với em của mình sau này. Do đó, bạn cần đặt mình vào hoàn cảnh của bé và có cách ứng xử linh hoạt, tạo không khí gần gũi, vui vẻ để trẻ làm quen với một hoàn cảnh mới, thể hiện tốt vai trò mới của mình.
Cùng con lớn chuẩn bị quà cho em bé mới sinh
Việc này giúp bé có cảm giác hân hoan, mong chờ sự xuất hiện, ngày đầu tiên gặp mặt em bé mới sinh. Mẹ có thể gợi ý và giúp đỡ bé chuẩn bị một món quà nhỏ cho em bé chuẩn bị chào đời. Điều này sẽ không làm trẻ lớn cảm thấy khó xử mà sẽ cảm thấy mình trưởng thành hơn, thích thú hơn khi được làm một công việc mới.
Các mẹ có thể giúp bé lựa chọn một vật dụng cá nhân, trang phục hay đồ chơi… mang đến bệnh viện để làm quà cho em bé mới sinh trong lần đầu tiên gặp gỡ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành tặng cho bé một món quà nhỏ hoặc chia sẽ một vài câu chuyện, gợi ý để trẻ cảm nhận được “chức vụ” mới của mình, chăm sóc và yêu thương em bé nhiều hơn, tạo nên một mối quan hệ gắn bó bền chặt ngay từ đầu.
Hãy giới thiệu rõ ràng với trẻ lớn về em bé mới sinh
Đừng bao giờ bỏ qua việc giới thiệu thành viên mới của gia đình cho trẻ. Việc chia sẻ qua loa hoặc không nhắc tới em bé mới sinh sẽ khiến nhận thức non nớt của trẻ cho rằng em bé mới ra đời không quan trọng, trẻ sẽ không quan tâm, thậm chí ghét bỏ em của mình hơn.
Hãy giới thiệu rõ ràng với trẻ lớn về em bé mới sinh
Nhiều chị em đã chia sẻ “bí quyết làm mẹ" tạo nên mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người con lớn và em bé mới sinh như: Đây là em trai/gái của con, con thấy em có đáng yêu không? có giống con không? .... Điều này giúp bé cảm thấy vui vẻ, hân hoan với em bé của mình hơn, không cảm thấy xa lạ, đồng thời có sự kì vọng về mối quan hệ với thành viên mới của gia đình hơn.
Bên cạnh đó, hay thay em bé mới sinh thể hiện tình cảm với bé lớn hơn bằng những lời nói nhẹ nhàng: Con gặp anh/chị của con nhé! Anh/chị con rất ngoan, sẽ chăm sóc và bảo vệ con… sẽ giúp trẻ cảm thấy “trách nhiệm” hơn, cố gắng chăm ngoan để làm gương cho em bé và yêu thương, chăm sóc em bé nhiều hơn, đồng thời bé sẽ cảm nhận được vị trí và suy nghĩ tốt đẹp về bản thân mình trong lòng mẹ.
Chỉ một vài điểm lưa ý trên, các mẹ và gia đình đã tạo nên một mối quan hệ anh/chị em hòa thuận, yêu thương, đùm bọc nhau ngay từ ngày đầu tiên. Quan trọng nhất là em bé lớn hơn không cảm thấy buồn tủi khi mình không còn được yêu thương, quan tâm nhiều như trước nữa mà sẽ có trách nhiệm cùng bố mẹ quan tâm, bảo vệ em bé nhỏ, kết nối một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
Theo báo phụ nữ online