
Nam cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa?
Câu hỏi: Xin chào các chuyên gia. Em muốn hỏi các chuyên gia, năm nay em 17 tuổi, cao 1m65 thì nặng bao nhiêu kg là vừa ạ! Vả lại, với độ tuổi và chiều cao hiện tại của em có bị xem là lùn không ạ! Nếu muốn tăng thêm chiều cao thì em nên chọn những phương pháp nào ạ? Xin cảm ơn!
Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn.
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.
Theo khuyến nghị WHO (tổ chức Y tế thế giới) nếu BMI:- Thấp hơn 18,5 là thiếu cân.
- Trong khoảng từ 18,5 đến 24,9 là bình thường.
- 25 là thừa cân.
- Trong khoảng 25 đến 29.9 là tiền béo phì.
- Trong khoảng 30 đến 34,9 là béo phì độ I.
- Trong khoảng 35 đến 39.9: người béo phì độ II.
- Trên 40 là người béo phì độ III.

Công thức để xác định nam giới cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa
B.M.I (Kg/m2) = Cân nặng (Kg)/ (Chiều cao (m) x Chiều cao (m))
Phương pháp tăng chiều cao cho người 1m65
Luôn đảm bảo chế độ dinh dượng:
Vận động để kích thích hormone tăng trưởng hoạt động:
Vận động không chỉ tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng mà còn giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn. Hơn thế nữa, vận động ở mức độ hợp lý còn giúp cơ thể bạn cải thiện chiều cao vô cùng hiệu quả. Nghiên cứu cho rằng, quá trình luyện tập thể dục - thể thao ở cường độ cao khoảng 1,5 – 2 giờ/ngày sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao.

Chơi bóng rổ giúp tăng chiều cao hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những môn thể thao tăng chiều cao hợp với lứa tuổi như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, hít xà, bật cao… hoặc yoga cho nam với những tư thế tác động nhiều đến hệ xương.
Cân bằng giấc ngủ: Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng cần sắp xếp giấc ngủ trước 22h và ngủ tối thiếu 8 giờ/ngày, bởi một giấc ngủ đảm bảo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chiều cao của bạn. Khoa học chứng mình, khi chìm vào giấc ngủ, thời điểm này cơ thể sẽ không ngừng tiết ra các hormone tăng trưởng (GH) - nội tiết tố có vai trò trong việc phát triển chiều cao. Do vậy, để quá trình hoàn thiện chiều cao diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn nên hạn chế việc thức quá khuya hoặc ngủ nghỉ không theo giờ giấc...