mua-do-choi-cho-con-the-nao-la-hop-ly
Mua đồ chơi cho con thế nào là hợp lý?
Trẻ con nụng nịu, nhõng nhẽo là chuyện thường gặp. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi yêu cầu của trẻ cũng là chính đáng, đôi khi đó còn là những đòi hỏi chưa phù hợp. Đồ chơi của bé vốn đã rất nhiều, bày la liệt khắp nơi. Nhưng mỗi lần đi siêu thị, bé đều đòi hỏi mua thêm đồ chơi, thậm chí ăn vạ giữa chốn đông người để có được thứ mình muốn. Vậy làm thế nào để bố mẹ “trụ vững” trước bé và dạy dỗ trẻ không lặp lại tình trạng này. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các mẹ một vài “bí quyết” cực kì hữu ích.
    1. Chỉ mua đồ chơi vào dịp đặc biệt
    2. Con hãy tự kiếm tiền mua đồ chơi
    3. Một đổi một
    4. Trao đổi đồ chơi với bạn bè
    5. Bốn nhu cầu chính

Chỉ mua đồ chơi vào dịp đặc biệt

Cả thèm chóng chán là đặc điểm nổi bật của phần lớn trẻ em. Do đó, khi mới nhìn thấy món đồ chơi đó, trẻ có thể rất thích thú và ham muốn sở hữu, nhưng chỉ vài hôm sau trẻ đã không còn muốn chơi món đồ đó nữa. Do đó, một “tuyệt chiêu” vô cùng hiệu quả khi làm mẹ là bạn có thể quy định bé chỉ mua đồ chơi vào các dịch đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, ngày 1/6, tết trung thu… mỗi lần chỉ được chọn một món.

Nếu vô tình trẻ nhìn thấy một món đồ chơi nào đó và đòi hỏi, hãy thử trò chuyện với trẻ rằng mẹ sẽ mua món đồ đó cho con vào dịp sinh nhật con, ngày lễ cận kề sắp tới….

Chỉ cho phép trẻ mua đồ chơi vào những dịp đặc biệt

Chỉ cho phép trẻ mua đồ chơi vào những dịp đặc biệt

Con hãy tự kiếm tiền mua đồ chơi

Việc bố mẹ luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ một cách quá dễ dàng có thể khiến bé trở nên lười biếng, thụ động, không có lòng kiên nhẫn, coi thường 1 món đồ chơi, 1 trang phục yêu thích… có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này.

Do đó, trong quá trình nuôi dạy con, các mẹ cần rèn luyện lòng kiên nhẫn và mang lại cho trẻ một chút cảm giác về vật chất và giá trị của vật chất. Bằng cách các mẹ hãy cho trẻ làm một số công việc trong nhà để kiếm tiền, hoặc đổi lại món đồ chơi nào đó. Điều này hoàn toàn là để rèn luyện cho trẻ chứ không ép buộc bé lao động sớm. Bố mẹ có thể cho bé cùng làm việc, nhặt rau, quét nhà, gấp đồ… những công việc nhẹ nhàng để bé vận động. Sau một quá trình lao động, bé sẽ nhận được món đồ mà mình muốn. Việc này cũng giúp bé trân trọng món đồ chơi đó hơn, không lãng phí.

Một đổi một

Đồ chơi của con quá nhiều khiến nhà cửa lúc nào cũng trong tình trạng lộn xộn, chật chội. Trong khi đồ chơi luôn trong tình trạng gia tăng về số lượng. Làm thế nào trong trường hợp này?

Hãy quy định với con rằng, với mỗi món đồ chơi mới mà bé muốn mua, bé phải chọn 1 món đồ chơi cũ để cho đi.

Quy tắc này có rất nhiều lợi ích: Làm cho con bạn phải suy nghĩ trước khi yêu cầu mua món đồ chơi nào đó, con biết san sẽ đồ chơi của mình cho em, bạn bè, các bạn có hoàn cảnh khó khăn, phát triển sự đồng cảm và hạn chế tính ích kỉ, nhà cửa cũng ngăn nắp và gọn gàng hơn.

Dạy trẻ biết nhận và cho đi

Dạy trẻ biết nhận và cho đi

Trao đổi đồ chơi với bạn bè

Nhiều giáo viên mẫu giáo có ý tưởng lập ra một “kho báu” chứa đầy đồ chơi để làm phần thưởng cho các bé trong lớp đạt được thành tích nổi bật. Kho báu này được tập hợp từ những món đồ chơi mà các bạn trong lớp không còn chơi nữa. “Cũ người mới ta” tuy rằng bạn của bé không còn có hứng thú với món đồ đó nhưng bé lại cảm thấy yếu thích, thậm chí quý trọng như vàng. Việc này cũng làm tình cảm giữa các bé thêm gắn bó hơn.

Bốn nhu cầu chính

Để hạn chế việc trẻ đòi hỏi những món đồ chơi không hữu dụng, thậm chí nguy hiểm. Các mẹ hãy quy định với bé rằng, đồ dùng của bé phải nằm trong các danh mục: Mặc – đọc – muốn – cần và quy định số lượng mỗi thứ. Việc này khiến các bé phải tư duy, sắp xếp tính toán những nhu cầu của mình và bắt đầu biết suy nghĩ, thông cảm với bố mẹ. Bất cứ bố mẹ nào cũng muốn yêu thương con cái, đáp ứng tất cả những nhu cầu, mong muốn của con. Nhưng đôi khi điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tính cách, nhận thức của con.

Giáo dục trẻ không cần đòi roi hay quát mắng, chỉ cần bố mẹ tâm lý, nắm bắt suy nghĩ của con và áp dụng một số tuyệt chiêu kể trên, bé sẽ học cách suy nghĩ, tự lập, tính toán và yêu thương bố mẹ hơn mỗi ngày.

Theo Báo phụ nữ gia đình và xã hội.