mot-so-luu-y-khi-cham-soc-tre-8-thang-tuoi-4098
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu phát triển hệ vận động và luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh. Do đó, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận để bé có thể phát triển tối đa trong tương lai.
    1. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi
    2. Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi như thế nào?
      1. Thời gian ăn ngủ
      2. Cách giao tiếp với bé
      3. Mua đồ cho bé 8 tháng tuổi
      4. Chế độ ăn cho trẻ 8 tháng tuổi
      5. Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

WHO đã đưa ra các chỉ số cân nặng và chiều cao thông thường của trẻ 8 tháng tuổi như sau:

- Bé trai 8 tháng có cân nặng từ 7.0 - 10.5 kg, chiều cao từ 66.5 - 74.7 cm

- Bé gái 8 tháng có cân nặng từ 6.3 - 10.0 kg, chiều cao từ 64.3 - 73.2 cm

Bố mẹ cần so sánh các chỉ số cân nặng và chiều cao thực tế của con mình với các chỉ số chuẩn, từ đó có hướng chăm sóc trẻ phù hợp.

Trẻ 8 tháng tuổi đã phát triển khá lớn

Trẻ 8 tháng tuổi đã phát triển khá lớn

Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần chú ý các vấn đề dưới đây:

Thời gian ăn ngủ

Trẻ cần ngủ đủ từ 11 – 12 giờ vào ban đêm và 2 – 3 giờ cho mỗi lần ngủ vào ban ngày, mỗi ngày bé có thể ngủ từ 2 – 3 lần. Do đó, tổng thời gian bé ngủ mỗi ngày phải đảm bảo đủ từ 15 – 20 giờ/ ngày. Vào ban đêm, bé có ngủ liên tục mà không cần phải dậy ăn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bé đang hơi nhẹ cân so với chuẩn hoặc bé muốn ăn vào ban đêm thì bố mẹ cũng nên tạo điều kiện tối đa để chăm sóc bé.

Cách giao tiếp với bé

Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ 8 tháng tuổi đã tương đối phát triển. Trẻ sẽ nhận biết được người thân của mình, thể hiện mong muốn, đòi hỏi của mình cho người lớn, thậm chí nói được những từ ngắn như: Bố, mẹ, bà, gà… và các cử chỉ thân mật nếu được hướng dẫn thường xuyên như: Hôn gió, tạm biệt….

Để bé có thể giao tiếp tốt hơn, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện và hướng dẫn trẻ. Hãy cố gắng lắng nghe và đáp lại những lời nói bập bẹ của trẻ, trẻ sẽ thích thú và cố gắng giao tiếp nhiều hơn, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp, biểu cảm của mình.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể đọc truyện, hát hoặc cho trẻ nghe nhạc để kích thích khả năng cảm thụ và tưởng tượng của trẻ.

Mua đồ cho bé 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng tuổi phát triển tương đối nhanh, nên các mẹ không cần phải mua quá nhiều quần áo cho bé sẽ rất lãng phí. Khi mua đồ, mẹ nên dựa vào chiều cao, cân nặng của bé để lựa chọn kích cỡ phù hợp, tạo cho bé cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Chất liệu đồ cần mềm mại, thoáng mát, thấm mồ hôi, không gây kích ứng da. Để tránh sự tác động của phẩm nhuộm lên làn da nhạy cảm của bé, mẹ có thể chọn đồ màu trắng cho bé.

Trẻ 8 tháng tuổi cần được chăm sóc một cách cẩn thận

Trẻ 8 tháng tuổi cần được chăm sóc một cách cẩn thận

Chế độ ăn cho trẻ 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn được xem là nguồn dinh dưỡng chính để trẻ phát triển.

Mỗi ngày, bé cần bú mẹ khoảng từ 3 – 4 lần. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho trẻ ăn dặm thêm bột ngũ cốc, rau xanh và trái cây tươi, cháo dinh dưỡng, thịt nghiền… ít nhất 3 bữa mỗi ngày. Lượng nước cho bé uống nên duy trì trong khoảng 60 – 120ml nước/ ngày - theo Debametulam chia sẻ.

Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 8, trẻ sẽ bắt đầu có ý thức về môi trường xung quanh. Ý thức về bữa ăn, giấc ngủ và các đồ vật đã hiện hữu rõ ràng. Ví dụ như khi mẹ cho bé mặc ướm, bé sẽ hiểu là sắp đến giờ ăn, cho bé nằm nôi, bé sẽ biết là mình phải đi ngủ, cảm nhận được sự không vui của mẹ khi mình làm đổ cơm, vứt đồ….

Bên cạnh đó, lúc này trẻ đã có thể bò khắp nhà và nghịch những đồ vật mà bé chạm tới được. Do đó, các thành viên trong gia đình cần dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sắp xếp các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa, dao, kéo, vật sắc nhọn, thiết bị điện, thau nước… ra khỏi phạm vi bé thường xuyên lui tới và chú ý quan sát bé thường xuyên để bé không bò lung tung.

Ngoài ra, đối với trẻ 8 tháng tuổi, bố mẹ cũng không nên cho trẻ xem tivi, có thể ảnh hưởng đến mắt cũng như sự phát triển của trẻ.

> Tin liên quan: Tất tần tật về cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần