may-ai-ngo-rau-muong-quen-thuoc-voi-mam-com-la-the-lai-co-the-chua-duoc-bach-benh
Mấy ai ngờ rau muống quen thuộc với mâm cơm là thế lại có thể chữa được bách bệnh
Ít người biết rằng, rau muống mà ngày nhà nào cũng ăn có thể chữa được bách bệnh mà nhưng thường bị chúng ta nhắm mắt làm ngơ.
Khi những cơn mưa xuân ẩm ướt giăng mắc hết ngày này qua ngày khác thì cũng là cơ hội cho tất cả các loài thực vật, cây cối đâm chồi nảy lộc. Rau muống cũng vậy. Vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, rau muống già bắt đầu ra hoa trăng trắng tim tím trải dài những cánh đồng rau. Nhưng chỉ chực chờ những cơn mưa xuân ghé thăm, loại rau này cũng đâm chồi non, rau xanh tươi mơn mởn. Mùa rau muống tháng 3, đừng bỏ qua những lợi ích tuyệt vời từ loại rau này
 
may-ai-ngo-rau-muong-quen-thuoc-voi-mam-com-la-the-lai-co-the-chua-duoc-bach-benh-1

Đến tháng 3 trở đi, người dân Việt Nam đã có thể thêm rau muống vào trong bữa ăn hàng ngày của mình. Rau muống là loại rau ăn lá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Cây mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, xuất hiện lông vào mùa lạnh, không có lông vào mùa nóng. Tại Việt Nam, rau muống có hai loại là rau muống trắng và rau muống tía, cả hai đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao với các loại khoáng chất cao như canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.

"Chúng ta vẫn sử dụng rau muống để ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để chữa nhiều bệnh thường gặp. Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi hàn, khi được nấu chín sẽ giảm tính lạnh đi, đi vào các kinh, tâm, can, tiểu trường, đại trường. Loại rau này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc cơ thể trong các trường hợp ăn phải nấm độc, thịt cá có độc, côn trùng có độc…", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
 
may-ai-ngo-rau-muong-quen-thuoc-voi-mam-com-la-the-lai-co-the-chua-duoc-bach-benh-2
 
Rau muống là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân, hạn chế chỉ số mỡ máu. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, rau muống được sử dụng để điều trị vàng da và các bệnh về gan. Rau muống có hàm lượng sắt cao, rất tốt để điều trị thiếu máu. Loại rau này cũng rất giàu chất xơ, có đặc tính nhuận tràng nên giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Nguồn dinh dưỡng dồi dào với các vitamin và khoáng chất nên ăn rau muống cũng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Chứa đến 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, loại rau này cũng rất thích hợp để phòng chống ung thư. Giàu carotenoid, vitamin A và lutein, ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp bạn có đôi mắt sáng ngời, tăng cường miễn dịch, loại bỏ độc tố…

Những bài thuốc chữa bệnh từ rau muống

Vì rau muống chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để ăn hàng ngày như một cách tăng cường sức khỏe, cũng như vận dụng một số bài thuốc chữa bệnh từ loại rau này. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ rau muống được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:

Vì rau muống chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để ăn hàng ngày như một cách tăng cường sức khỏe.
 
may-ai-ngo-rau-muong-quen-thuoc-voi-mam-com-la-the-lai-co-the-chua-duoc-bach-benh-3
 
Kiết lỵ: Một ít cọng rau muống tươi, một ít vỏ quýt khô lâu năm, đem hai thứ nấu với lửa nhỏ lấy nước uống trong ngày.

Bệnh trĩ: 100g rau muống đem rửa sạch, nấu cho thật nhừ để lấy nước, sau đó cho thêm đường vào nấu tiếp cho đến khi sánh lại giống mạch nha thì dùng. Mỗi ngày dùng hỗn hợp 2 lần.

Giải nhiệt: Khi làm việc trong thời tiết nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều, bạn lấy rau muống luộc lẫn với sấu, sau đó lấy nước rau muống vắt thêm chanh để bổ sung khoáng chất và vitamin C cho cơ thể. Đơn giản hơn có thể sử dụng nước luộc rau muống vắt tý chanh, thêm chút muối cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Thanh nhiệt, chữa ù tai, chóng mặt, chữa chảy máu mũi: 200g rau muống, 12g cúc hoa, đem nấu sôi với một ít nước, sau đó gạn lấy nước uống trong ngày, có thể cho thêm đường tùy ý.

Trẻ nóng nhiệt, ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, đem sắc lấy nước cho trẻ uống trong ngày.

Rôm sảy, mẩn ngứa do nóng: Rau muống rửa sạch đem nấu nước tắm.

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả đem sao qua, đổ nửa lít nước vào đun đến khi còn một nửa thì bỏ ra uống 2 lần lúc đói.

Tiểu đường: Rau muống tía 60g, râu ngô 30g, đem nấu nước uống.

Quai bị: 200-400g rau muống đem luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước, có thể cho thêm đường vào nước rau.

Lở ngứa ngoài da, zona: Ngọn rau muống, lá vòi voi rửa sạch, đem giã nhuyễn, cho thêm ít muối đắp lên.

Sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ có liều lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên ngực, trán.

Chuyên gia mách những bài thuốc chữa bệnh từ quả mơ