Quả khế là một loại quả quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại quả này.
Khế - Loại quả quen thuộc của làng quê Việt Nam
Là một loại cây phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam, quả khế có thể được dùng để ăn quả và nấu canh chua, ăn kèm rau sống… Hiện nay, nhiều người cũng trồng khế trong chậu để làm cảnh.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), khế còn có tên gọi khác là ngũ liêm tử, ngũ lăng tử. Trong y học cổ truyền, khế chua được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.
"Trong Đông y, quả khế có vị chua chát, tính bình, có tác dụng khử phong, thanh nhiệt, làm lành vết thương, kháng viêm, lợi tiểu, long đờm, tiết nước bọt. Một múi khế chua có 1% axit oxalic cùng các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, Ná, K, A, C, B1, B2, P. Đặc biệt hàm lượng vitamin C trong khế rất dồi dào, mỗi ngày ăn một quả khế chua có thể đủ lượng vitamin C cần thiết trong ngày", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Ngoài ra, khế còn được sử dụng rộng rãi để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Không chỉ có quả khế, rất nhiều bộ phận khác của cây khế cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Rễ khế có vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá cây có vị chua dịu, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Người ta cũng sử dụng lá khế để chữa viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, mụn nhọt, cải thiện tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.
Một số bài thuốc thường dùng để chữa bệnh thường gặp từ khế
Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả, hoa, lá, rễ khế đều là những bộ phận được dùng làm thuốc trong Đông y. Thay vì nghĩ rằng khế chua quá ít tác dụng, có vị chua khó ăn, bạn có thể sử dụng loại cây này làm bóng mát, đồng thời áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ những bộ phận của cây khế.
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ khế theo chia sẻ của lương y mà bạn nên tham khảo:
Bài thuốc từ quả khế
- Chữa cảm cúm, đau nhức cơ thể, hắt hơi, sổ mũi, ho: Khế nướng 3 quả, vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với 50ml rượu trắng để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.
- Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc lấy nước uống sẽ phòng chống hậu sản sau sinh.
- Chữa nước ăn chân: Lấy 1-2 quả khế chín, làm nóng rồi áp khế vào khu vực nước ăn chân.
- Chữa bí tiểu, đái dắt, đái buốt: Khế chua 7 quả, lấy 1/3 phía gần cuống, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml và uống lúc còn ấm. Hoặc bạn có thể chữa bí tiểu bằng cách dùng ngoài: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.
Lá khế
- Cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn. Bạn cũng có thể dùng 100g lá khế tươi, lá chanh tươi 20-40g. Rửa sạch, giã nát, sau đó vắt lấy nước để uống hai lần trước bữa ăn.
- Chữa lở loét, mề đay: Lá khế 20g, đem rửa sạch, đem vào nồi nấu nước uống. Có thể kết hợp với lá thanh hao, lá long não nấu lên làm nước tắm hàng ngày. Lá khế đem giã lấy nước cốt, đem đắp lên vết thương.
- Chữa mẩn ngứa: Lá khế tươi giã nát, bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp uống nước sắc vỏ núc nác.
- Viêm họng cấp: Lá khế tươi 80-100g, thêm muối, đem giã nát, vắt lấy nước cốt, chia làm 2-3 lần để ngậm và nuốt dần. Làm liên tục 3-5 ngày.
- Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 40g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã thì đem đắp vào thái dương, gan bàn chân sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng.
- Phòng chống sốt xuất huyết: Lá khế 16g, đem sắc với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa – mỗi loại 12g lấy nước uống hàng ngày trong thời gian có dịch sốt xuất huyết.
Hoa khế
- Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế 8-12g, đem sao với nước gừng, cam thảo nam 12g, tía tô 8-10g, kinh giới 8-10g. Đem nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, đem chia uống 2 lần trong ngày.
- Chữa sốt cao lên cơn co giật ở trẻ em: Hoa khế, kim ngân hoa, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi loại 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Cho vào sắc đặc, uống nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Khế chứa caramboxin và hàm lượng axit oxalic cao. Những chất này có thể gây hại cho những người bị suy thận, sỏi thận hoặc những người đang điều trị chạy thận. Những người bị suy thận khi ăn khế có thể bị nấc, nôn, buồn nôn... Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế cùng những thực phẩm giàu axit oxalic như me, chanh vì chúng có thể cản trợ sự hấp thụ của canxi, giúp trẻ cao lớn.
> Mấy ai ngờ rau muống quen thuộc với mâm cơm là thế lại có thể chữa được bách bệnh