hoc-nhoi-nhet-tre-de-bi-tram-cam
Học nhồi nhét - trẻ dễ bị trầm cảm
“Học nhồi nhét sẽ không đem lại kết quả thật sự và lâu bền đối với công việc học tập, thậm chí còn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của trẻ” - Ý kiến của đa số các chuyên gia tâm lý về vấn nạn học quá nhiều ở trẻ hiện nay.

Tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh hiện nay chính là sợ con học tập không bằng bạn bè. Do đó luôn cố sức “ép con” phải học, học và học, hết học chính quy ở trường sẽ là học thêm, học tăng cường, học ngoại ngữ. Càng lên lớp cao thì việc học ngày càng nhiều, sách vở ngày càng nặng trên lưng. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý của trẻ đều cho rằng việc ép con phải học nhồi nhét quá nhiều hại nhiều hơn lợi. Trong một buổi tọa đàm, PGS Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học đã thẳng thắn nhận xét: "Nếu đứa trẻ bị học nhồi nhét thì việc quên đi là còn may, bởi không quên đi được thì nhiều em bị trầm cảm, thậm chí tâm thần”.

Điểm qua những tác hại không nhỏ từ việc học quá nhiều của trẻ sau đây cùng trang tin tức phụ nữ 24h

    1. Rối loạn tâm lý, chán nản
    2. Tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt
    3. Thiếu ngủ, suy nhược

Rối loạn tâm lý, chán nản

Một nghiên cứu về sức khỏe tâm lý với việc học đã được tiến hành bới nhóm nghiên cứu của GS. Michael P. Dunne (Viện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng ĐH Y Dược Huế, Trường Y tế công cộng và Công tác xã hội, ĐH Công nghệ Queensland). Kết quả cho thấy: nhóm học sinh có sức khỏe tâm thần xấu nhất là do đi học thêm quá nhiều sau giờ học.

Học tập với cường độ cao và quá thời gian cho phép sẽ tạo cho học sinh tâm lý chán nản

Học tập với cường độ cao và quá thời gian cho phép sẽ tạo cho học sinh tâm lý chán nản

Các chuyên gia giáo dục cho rằng có thể thấy việc học tập với cường độ cao và quá thời gian cho phép sẽ tạo cho học sinh tâm lý chán nản. Khi đó, tiếp thu kiến thức chỉ mang tính ép buộc, đối phó, dễ dẫn đến các bệnh về tâm lý nếu thực hiện liên tục trong thời gian dài, có thể khiến các em hung bạo hoặc co mình với người khác

Tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt

Trẻ bị ép học quá nhiều và không có thời gian dành cho mắt nghỉ ngơi sẽ khiến đôi mắt càng ngày càng yếu đi, mờ dần…Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị… ở trẻ mỗi ngày một tăng. Một lớp học có 30 em thì 2/3 trong số đó phải đeo mắt kính dày cộm đi học là điều… hết sức bình thường.

Học tập với cường độ cao và quá thời gian cho phép sẽ tạo cho học sinh tâm lý chán nản

Trẻ bị ép học quá nhiều và không có thời gian dành cho mắt nghỉ ngơi

Thiếu ngủ, suy nhược

Bác sĩ nhi khoa Johnathan Halevy cho biết có đến một nửa trẻ mầm non và 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn thời lượng cần thiết. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày với khối lượng bài vở, các hoạt động xã hội... dày đặc của các em. Cùng với đó là sự can thiệp của công nghệ hiện đại khiến trẻ ngày càng đi ngủ trễ hơn.

Theo bác sĩ Johnathan, tình trạng thiếu ngủ dẫn đến hàng loạt hệ quả nghiêm trọng như tình trạng giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về trí nhớ, chức năng vận động

Đó là chưa kể việc dành quá nhiều thời gian cho các bài học lý thuyết, trẻ bị mất cơ hội cho các trải nghiệm thực tiễn. Biến chúng thành những chuyên gia sách vở nhưng việc thực hành thì không có kinh nghiệm. Điều này là vô cùng tai hại cho tương lai của trẻ sau này.