Học mẹ Singapore kiểu dạy con ngược đời nhưng hiệu quả bất ngờ
20/04/2017
| Chia sẻ là một trong những bài học cuộc sống mà tất cả các ông bố bà mẹ đều mong muốn con mình có và luôn để tâm dạy con từ khi chúng còn nhỏ.
Đây có thể là một gợi ý cho các bố mẹ về việc dạy con các kỹ năng sống. Thậm chí là khi con vừa mới bi bô tập nói thì nhiều bố mẹ đã muốn con học từ CHIA SẺ. Bởi ai cũng nghĩ rằng phải rèn luyện từ khi con còn nhỏ để con dễ dàng thích nghi và biến nó thành “hành trang” trong suốt cuộc đời. Ai cũng hiểu tác dụng của việc biết chia sẻ sẽ giúp con trở thành người tốt bụng, hào phóng, hòa đồng hơn, có thể kết bạn ở bất cứ đâu và hòa nhập tốt hơn khi con trưởng thành.
Hãy cùng lắng nghe tâm sự của bà mẹ này để hiểu vì sao con trẻ không nên bị ép phải chia sẻ mọi thứ của chúng.
Không nhất thiết phải bắt con chia sẻ đồ chơi với bạn
Shumei Winstanley có một cô con gái nhỏ. Thay vì dạy con chia sẻ đồ chơi hay bất cứ thứ gì cho bạn bè, chị cảm thấy không nhất thiết cứ phải bắt con chia sẻ khi chúng không muốn.
“Cho bạn chơi với”, hoặc “Đưa bạn cùng chơi với con”, đó là những câu nói mà đa số người lớn sẽ nói khi gặp tình huống những đứa trẻ khóc lóc giành đồ chơi. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ không làm gì, không nói gì. Tại sao ư? Tôi không bắt con gái mình buộc phải chia sẻ. Thay vào đó tôi sẽ khuyến khích các con luân phiên chơi đồ chơi nếu bọn trẻ không thể tự giải quyết tranh chấp của mình.
Hãy cùng lắng nghe tâm sự của bà mẹ này để hiểu vì sao con trẻ không nên bị ép phải chia sẻ mọi thứ của chúng.
Không nhất thiết phải bắt con chia sẻ đồ chơi với bạn
Shumei Winstanley có một cô con gái nhỏ. Thay vì dạy con chia sẻ đồ chơi hay bất cứ thứ gì cho bạn bè, chị cảm thấy không nhất thiết cứ phải bắt con chia sẻ khi chúng không muốn.
“Cho bạn chơi với”, hoặc “Đưa bạn cùng chơi với con”, đó là những câu nói mà đa số người lớn sẽ nói khi gặp tình huống những đứa trẻ khóc lóc giành đồ chơi. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ không làm gì, không nói gì. Tại sao ư? Tôi không bắt con gái mình buộc phải chia sẻ. Thay vào đó tôi sẽ khuyến khích các con luân phiên chơi đồ chơi nếu bọn trẻ không thể tự giải quyết tranh chấp của mình.
Cô con gái mới chập chững biết đi của tôi tỏ ra rất khó chịu khi bị đòi thứ gì đó của con bé. Trong những tình huống như vậy, tôi thường làm theo cách của mình, đôi lúc con bé đồng ý với từ “vâng” ngoan ngoãn, những cũng có lúc nó nói không vì có lẽ lúc đó con bé biết rằng nó đang không có được thứ mình muốn và rồi tỏ ra tức giận về điều đó”, Shumei chia sẻ.
Bà mẹ này cũng đưa ra hàng loạt lý do tại sao việc cho con dùng luân phiên đồ chơi lại tốt hơn hẳn so với việc dạy con chia sẻ.
Quả thực, việc chia sẻ một thứ gì đó đối với người lớn còn khó, nói gì đến con trẻ. Chẳng hạn như tình huống cụ thể, bạn đang dùng một chiếc ghim để ghim tài liệu. Một đồng nghiệp của bạn đến hỏi mượn, bạn sẽ vui lòng bỏ dở công việc của mình để cho đồng nghiệp dùng trước hay bảo họ chờ đợi mình làm xong, nói cách khác là phải “chờ đến lượt của họ”.
Vậy nên, không có cớ gì chúng ta bắt con trẻ phải “hoãn cái niềm sung sướng” của mình chỉ để làm hài lòng bố mẹ, trong khi thực sự chúng không muốn như thế.
Suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của việc dạy con biết chia sẻ không phải là ép chúng làm điều gì đó nếu chúng không muốn. Rồi những đứa trẻ như vậy sẽ mang trong mình tâm lý: “Chẳng lẽ mình không quan trọng sao?”, “Liệu chia sẻ có phải là từ bỏ những thứ mình thích?” hoặc “Mẹ yêu bạn ấy còn hơn yêu mình”.
Bà mẹ này cũng đưa ra hàng loạt lý do tại sao việc cho con dùng luân phiên đồ chơi lại tốt hơn hẳn so với việc dạy con chia sẻ.
Quả thực, việc chia sẻ một thứ gì đó đối với người lớn còn khó, nói gì đến con trẻ. Chẳng hạn như tình huống cụ thể, bạn đang dùng một chiếc ghim để ghim tài liệu. Một đồng nghiệp của bạn đến hỏi mượn, bạn sẽ vui lòng bỏ dở công việc của mình để cho đồng nghiệp dùng trước hay bảo họ chờ đợi mình làm xong, nói cách khác là phải “chờ đến lượt của họ”.
Vậy nên, không có cớ gì chúng ta bắt con trẻ phải “hoãn cái niềm sung sướng” của mình chỉ để làm hài lòng bố mẹ, trong khi thực sự chúng không muốn như thế.
Suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của việc dạy con biết chia sẻ không phải là ép chúng làm điều gì đó nếu chúng không muốn. Rồi những đứa trẻ như vậy sẽ mang trong mình tâm lý: “Chẳng lẽ mình không quan trọng sao?”, “Liệu chia sẻ có phải là từ bỏ những thứ mình thích?” hoặc “Mẹ yêu bạn ấy còn hơn yêu mình”.
Dưới đây là một số lý do bố mẹ nên thay đổi quan điểm của mình về cách dạy con biết chia sẻ:
1. Sự rộng lượng nên xuất phát từ đáy lòng chứ không phải bị ép buộc
Trong sự chia sẻ mà người lớn bắt buộc, đứa trẻ cảm thấy "bị ép" chia sẻ, và thực hiện chỉ vì vâng lời cha mẹ. Trong tình huống đó, đứa trẻ sẽ cảm thấy buồn bã, chứ không phải là cảm giác vui vẻ hạnh phúc đến từ người có tấm lòng tốt bụng, tử tế và hào phóng với người khác.
Nhưng nếu đứa trẻ đã chơi chán đồ chơi của mình và tự tay đưa cho bạn, thì đó sẽ khoảnh khắc vui vẻ của cả hai đứa trẻ.
Theo mẹ Shumei: “Trẻ em sẽ thường xuyên lén lút và chia sẻ thứ gì đó với bạn chỉ để làm vừa lòng người lớn, và chúng sẽ không chia sẻ nếu khi người lớn không quan tâm đến việc đó. Vẫn có một số đứa trẻ sẵn sàng đưa đồ chơi cho bạn nhưng sự rộng lượng thực sự có thể là do thói quen mà bố mẹ tạo cho con”.
2. Thái độ quyết đoán tích cực
Thay vì can thiệp vào những cuộc cãi vã, thậm chí là đánh nhau của những đứa trẻ khi tranh giành đồ chơi, bạn có thể dạy con cách giải quyết như: “Cậu sẽ được dùng nó sau khi tớ chơi xong”. Câu nói đơn giản cho phép con bạn tự tạo ranh giới cho mình và qua đó bạn có thể dạy con cách nói “không” trong những trường hợp cần thiết, điều mà người lớn ít khi làm được vì nể nang.
1. Sự rộng lượng nên xuất phát từ đáy lòng chứ không phải bị ép buộc
Trong sự chia sẻ mà người lớn bắt buộc, đứa trẻ cảm thấy "bị ép" chia sẻ, và thực hiện chỉ vì vâng lời cha mẹ. Trong tình huống đó, đứa trẻ sẽ cảm thấy buồn bã, chứ không phải là cảm giác vui vẻ hạnh phúc đến từ người có tấm lòng tốt bụng, tử tế và hào phóng với người khác.
Nhưng nếu đứa trẻ đã chơi chán đồ chơi của mình và tự tay đưa cho bạn, thì đó sẽ khoảnh khắc vui vẻ của cả hai đứa trẻ.
Theo mẹ Shumei: “Trẻ em sẽ thường xuyên lén lút và chia sẻ thứ gì đó với bạn chỉ để làm vừa lòng người lớn, và chúng sẽ không chia sẻ nếu khi người lớn không quan tâm đến việc đó. Vẫn có một số đứa trẻ sẵn sàng đưa đồ chơi cho bạn nhưng sự rộng lượng thực sự có thể là do thói quen mà bố mẹ tạo cho con”.
2. Thái độ quyết đoán tích cực
Thay vì can thiệp vào những cuộc cãi vã, thậm chí là đánh nhau của những đứa trẻ khi tranh giành đồ chơi, bạn có thể dạy con cách giải quyết như: “Cậu sẽ được dùng nó sau khi tớ chơi xong”. Câu nói đơn giản cho phép con bạn tự tạo ranh giới cho mình và qua đó bạn có thể dạy con cách nói “không” trong những trường hợp cần thiết, điều mà người lớn ít khi làm được vì nể nang.
3. Kiểm soát cơn giận
Khi đứa trẻ muốn mượn đồ nhưng phải chờ đợi thường trải qua cảm giác buồn bã, thất vọng, thậm chí tức giận. Đừng quá lo lắng về việc đó, vì qua thời gian con sẽ học được những kỹ năng sống có giá trị trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình, và quan trọng hơn là những cơn tức giận.
Việc phải chờ đợi và không được động vào món đồ chơi sẽ giúp đứa trẻ học cách cảm thông hơn với người khác trong những tình huống tương tự.
4. Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề
Chỉ cần nói rằng: “Tớ chưa dùng xong, khi nào tớ chơi xong sẽ đến lượt cậu”, con bạn sẽ biết cách giải quyết vấn đề và bày tỏ cảm xúc của mình thay vì cãi vã và không đi đến kết quả nào cả. Đó là cách để con bạn biết nói câu từ chối mà không gây mâu thuẫn.
Khi đứa trẻ muốn mượn đồ nhưng phải chờ đợi thường trải qua cảm giác buồn bã, thất vọng, thậm chí tức giận. Đừng quá lo lắng về việc đó, vì qua thời gian con sẽ học được những kỹ năng sống có giá trị trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình, và quan trọng hơn là những cơn tức giận.
Việc phải chờ đợi và không được động vào món đồ chơi sẽ giúp đứa trẻ học cách cảm thông hơn với người khác trong những tình huống tương tự.
4. Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề
Chỉ cần nói rằng: “Tớ chưa dùng xong, khi nào tớ chơi xong sẽ đến lượt cậu”, con bạn sẽ biết cách giải quyết vấn đề và bày tỏ cảm xúc của mình thay vì cãi vã và không đi đến kết quả nào cả. Đó là cách để con bạn biết nói câu từ chối mà không gây mâu thuẫn.