hieu-biet-ve-collagen
Hiểu biết về Collagen
Ngày nay, collagen đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhiều người thường xuyên nhắc tới hoặc nghe tới “collagen” và những những công dụng thần kỳ của collagen trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Vậy bạn đã hiểu chính xác về collagen chưa?
    1. Collagen là gì?
    2. Phân loại Collagen
    3. Tác dụng của Collagen đối với cơ thể
    4. Bổ sung collagen bằng cách nào?
      1. Cách 1: Cung cấp collagen qua đường ăn uống, qua thực phẩm.
      2. Cách 2: Qua các sản phẩm dùng bên ngoài như: TPCN,  mỹ phẩm, dịch vụ chăm sóc da.

Collagen là gì?

Collagen (sợi tạo keo) là Protein chính chiếm 25 - 35 %  tổng lượng Protein trong cơ thể người. Collagen là một chất kết dính có tác dụng kết nối các mô lại với nhau, liên kết các thành phần rời rạc trong cơ thể, tạo thành một khối thống nhất.

Collagen là yếu tố quan trọng trong việc hình thành các axit amin cho cơ thể. Trong các mô liên kết thì collagen chiếm tới 80% giúp cơ hoạt động tốt, đàn hồi, dẻo dai.
 
Cấu trúc của Collagen
 
Theo thời gian và tuổi tác thì hàm lượng Collagen sẽ bị suy giảm về cả số lượng cũng như chất lượng. Mỗi ngày, cơ thể cần 10.000mg Collagen, tuy vậy khi bước sang tuổi 25 thì khả năng tự sản xuất Collagen của cơ thể giảm đi 1-1.5% mỗi năm. Do đó khi bước qua tuổi 25, bạn sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu của sự lão hóa đang đến dần Nếu chế độ dinh dưỡng mà bạn dung nạp vào cơ thể hàng ngày không đủ sản sinh ra 10.000mg Collagen thì quá trình lão hóa diễn ra còn nhanh hơn,
 

Tìm hiểu về Collagen

Collagen sẽ dần giảm đi về chất lượng cũng như số luợng theo năm tháng. Các tế bào da gọi là nguyên bào sợi có khả năng sản xuất ra Collagen, khi cần thiết, các nguyên bào sợi này sẽ thay thế các sợi Collagen bị hư thành Collagen mới. Nhưng không may, khi chúng ta có tuổi, khả năng thay thế các Collagen bị hư tổn của làn da giảm sút, có nhiều khoảng trống và không đều nhau xảy ra bên trong mạng lưới nâng đỡ cho da. Dẫn đến hiệ tượng nhăn, nhão, chảy xệ của da và một số chức năng khác của cơ thể cũng suy giảm.

Phân loại Collagen

Hiện tại các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra 29 loại collagen. Trên 90% collagen trong cơ thể thuộc dạng I, II, III và IV. Trong đó mỗi loại collagen thường có trong một vài bộ phận, cơ quan khác nhau trên cơ thể.
 
– Loại I: Là thành phần chính của xương, ngoài ra còn có trong da, gân, mạch máu và các cơ quan.
 
– Loại II: Là thành phần chính của xương.
 
– Loại III: Là thành phần chính của bắp, tìm thấy bên cạnh collagen I.
 
– Loại IV: Là thành phần chính cấu thành tế bào.

Tác dụng của Collagen đối với cơ thể

Collagen đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể mỗi người. Nhiều nghiên cứu cho thấy rất nhiều  tác dụng của collagen đối với cơ thể người được thể hiện ở các nhóm sau:
 
Đối với da: Một trong những công dụng quan trọng và được mọi người sử dụng nhất của collagen đó chính là tác dụng đối với da: Da gồm có 3 lớp.
 
Tác dụng của Collagen đối với cơ thể
 
Ngoài cùng là lớp biểu bì, đây được coi như hàng rào chắn bảo vệ sự xâm nhập của các nhân tố bên ngoài môi trường tác động lên da. Ngăn chặn sự mất nước từ bên trong các tế bào da. Ở lớp này chứa các mạch máu, các dây thần kinh và nang tóc, chủ yếu được cấu thành 1 loại protein đó chính là collagen
 
Bên trong lớp biểu bì là lớp bì với collagen chiếm thành phần chính. Nó đóng vai trò tạo dựng và giữ vững cấu trúc da. Các lớp dưới da gồm lớp mỡ, mô liên kết chứa các tuyến thần kinh và các mạch máu lớn. Ngoài ra còn có chất béo, tuyến mồ hôi và các tế bào collagen. Các lớp này chịu trách nhiệm giữ nhiệt cho cơ thể, bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể.
 
Như vậy trong tất cả các thành phần của da đều chưa collagen. Và theo thống kê khoa học cho thấy 70% cấu trúc của da chính là collagen và chiếm ¾ trọng lượng khô của da..
 
Sự thiếu hụt collagen là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự lão hóa của da. Biểu hiện rất dễ nhận thấy đó là da bị khô, xuất hiện nếp nhăn ở các vị trí như khóe miệng, mắt, các vùng da bị chảy xệ.
 
Tác dụng của Collagen
 
 
Hình ảnh trên là ví dụ minh họa cho sự ảnh hưởng của collagen đến da, khi collagen khỏe mạnh, đàn hồi, dẻo dai, độ ẩm… tốt thì da khỏe mạnh, ngăn được các chất kích ứng da xâm nhập. Ngược lại, collagen yếu đi, kém đàn hồi, giữ ẩm kém sẽ khiến khả năng phòng vệ của da kém đi, da bị xâm nhập bởi các yếu tố có hại, gây kích ứng.
 
Tác dụng của collagen đối với xương: xương là bộ khung của cơ thể. Khi nói đến xương thì ai cũng sẽ nghĩ thành phần chính là canxi tuy nhiên ít ai biết được thành phần collagen chiếm lên đến 80% trong cơ cấu thành phần. Tuổi tác càng lớn dần thì collagen cũng bị đứt gãy và suy giảm đi nhiều. Mức độ dẻo dai của bộ xương giảm xuống, có thể gây nên xương xốp hoặc loãng xương. Chính vì thể cần bổ sung collagen giúp cho xương chắc khỏe hơn, phòng chống các bệnh về xương.
 
Tác dụng của collagen đối với xương
 
Đối với răng, sụn, khớp: Tác dụng với sụn: trong thành phần tạo nên sụn thì collagen chiếm tới 50%. Collagen trong sụn giúp làm giảm sự ma sát giữa các khớp xương với nhau, nhưng nếu số lượng collagen giảm đi thì sự ma sát giữa các khớp gia tăng, nếu vượt quá mức cho phép thì gây ra các tình trạng biến dạng lớn cả về xương và sụn. Collagen có mặt ở tất cả các khớp nên có thể giúp ngăn chặn các bệnh về xương như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm…
 
Tác dụng của collagen đối với sụn khớp
 
Collagen đẩy nhanh quá trình hình thành sụn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Thành phần chủ yếu của sụn gồm nhiều tế bào sụn và có cấu trúc mô liên kết đặc trưng ngoại bào của sụn. Mô này gồm 2 nhóm đại phân tử là sợi collagen loại 2 có khả năng co giãn, căng kéo giúp cho sụn chúng ta có thể hoạt động dễ dàng Đại phân tử thứ 2 có trong mô là Proteoglycans giúp sụn có thể chịu được sức nén và sức đàn hồi cho khớp. Ngoài ra, collagen còn có tác dụng với răng: collagen có nhiều trong lợi và răng, có thể tránh được các bệnh về răng miệng như viêm nha chu..
 
Đối với hệ miễn dịch: Trong cơ thể con người tồn tại những loại vi khuẩn tốt, giúp cho việc chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài vào. Collagen giúp tăng cường khả năng hoạt động của các vi khuẩn  có lợi trong cơ thể. Collagen có thể chữa chứng táo bón, làm đẹp da và tăng khả năng hoạt động của não bộ.
 
Đối với nội tạng: Collagen giữ cho nội tạng hoạt động tốt, như người bình thường khỏe mạnh. Hạn chế các bệnh về tim mạch, gan.
 
Đối với mạch máu: Collagen là chất sản sinh ra các mạch máu. Trên thực tế có rất nhiều người rất dễ bị chảy máu dù chỉ là xước nhẹ hoặc dễ chảy máu mũi cũng có thể nguyên nhân là do mạch máu quá yếu, rất dễ bị tổn thương, dễ vỡ. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe, dễ dàng mất máu dẫn đến lượng máu trong cơ thể giảm. Nếu nguy hiểm có thể sẽ dẫn đến thiếu máu, gây hại sức khỏe, tinh thần. Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy rằng collagen có thể tăng khả năng phòng chống các bệnh về đường tim mạch, đường máu như xơ cứng động mạch, cao huyết áp và khá hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh bệnh xơ vữa động mạch não hay nhồi máu cơ tim.
 
Đối với giác mạc, mắt: Chất amino bị lão hóa gây nên đục thủy tinh thể. Collagen tồn tại rất nhiều trong thủy tinh thể và giác mạc của mắt ở dạng kết tinh. Nếu thiếu collagen sẽ làm cho hoạt động của giác mạc trở nên kém đi, gây ảnh hưởng đến thị lực, thủy tinh thể mờ đi. Và có thể bị mù.
 
Đối với tóc, móng chân, móng tay: Collagen là một thành phần trong chất sừng của tóc, móng chân và móng tay. Nó có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ cho hoạt động của chất sừng được tốt hơn. Chính vì thế bổ sung collagen giúp tóc giảm gãy rụng, chắc khỏe hơn, giữ ẩm và óng  mượt hơn, móng chân, móng tay cũng tương tự vậy. Khai thác được yếu tố này nên nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội đầu, các sản phẩm dưỡng và chăm sóc tóc rất chú trọng quảng cáo thành phần collagen trong các sản phẩm của mình.
 
Tác dụng của collagen đối với tóc, móng tay, móng chân

Bổ sung collagen bằng cách nào?

Thông thường có hai cách bổ sung collagen:

Cách 1: Cung cấp collagen qua đường ăn uống, qua thực phẩm.

Về lâu dài, collagen được tổng hợp trong quá trình trao đổi chất của cơ thể từ nguồn dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu được từ thực phẩm hàng ngày. Vì thế các thực phẩm có chứa collagen hoặc protein sẽ là nguồn nguyên liệu tối ưu nhất để tổng hợp collagen cho da đặc biệt an toàn, lâu dài nhất. Một số loại thực phẩm cung cấp collagen rất tốt cho da như:
 
Cách cung cấp collagen
 
Đậu phụ và đậu nành, các sản phẩm làm từ đậu nành: có chứa chất geinstein, hợp chất giúp sản xuất collagen chống lại quá trình lão hóa. Đối với các chị em phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh rất nên sử dụng những sản phẩm này vì đó là thời kỳ suy giảm hormone estrogen, đây cũng là hormone có khả năng sản sinh ra collagen. Chính vì thế thời kỳ đó quá trình lão hóa bắt đầu xảy ra nhanh.
 
Rau, củ, trái cây màu đỏ: đây là nguồn chứa lycopene, các chất chống oxi hóa và tăng cường collagen giúp chống lại lão hóa.
Tỏi: cung cấp dồi dào sulfur rất cần thiết cho việc sản sinh ra collagen. Góp phần tái xây dựng lại các collagen bị tổn hại.
Rau có màu xanh đậm: giàu dinh dưỡng, các thành phần trong các loại rau này giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất collagen và tạo điều kiện cho việc sử dụng collagen của cơ thể được hiệu quả hơn rất nhiều.
 
Ngoài ra còn rất nhiều các loại thực phẩm khác như: cà chua, rau bina, quả việt quất…
Tuy nhiên việc bổ sung collagen bằng việc ăn các thực phẩm chứa nhiều collagen hoặc làm tăng sản xuất collagen khá mất thời gian mới có thể thấy được sự thay đổi.

Cách 2: Qua các sản phẩm dùng bên ngoài như: TPCN,  mỹ phẩm, dịch vụ chăm sóc da.

Đắp mặt nạ collagen là cách được nhiều chị em phụ nữ biết đến rất nhiều và đa số là tạo cho các chị em phụ nữ có cảm giác yên tâm hơn khi chăm sóc da bằng cách này vì toàn bộ khuôn mặt được trực tiếp tiếp xúc với collagen, da được tiếp xúc trực tiếp được “nuôi dưỡng” bằng collagen.
 
Tuy nhiên, mỗi một lần đi chăm sóc da khá là tốn kém, và mất thời gian nên nhiều người chọn cách dễ thở hơn đó mà tự mua các loại kem dưỡng da có thành phần collogen để tự chăm sóc, bảo vệ da. Trên thực tế, các sản phẩm mỹ phẩm  chỉ chứa 1 lượng rất nhỏ collagen, nên cũng không được hiệu quả nhiều. Hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm bên ngoài chứa collagen nhưng khả năng thẩm thấu không cao. Collagen khó và hầu như là không thể thẩm thấu được vào lớp bên trong da. Mặt khác, collagen trong các sản phẩm đó đa phần không phải tự nhiên nên hiệu quả mang lại thấp. Biện pháp hiệu quả là dùng bổ sung các loại thực phẩm chức năng có chất lượng tốt chứa hàm lượng Collagen cao.
 
NTM.H