dinh-duong-cho-be-an-dam
Dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Giai đoạn cho trẻ ăn dặm luôn là việc khó khăn đối với cả mẹ và bé. Chính vì vậy việc tìm hiểu kỹ lưỡng và chuẩn bị dinh dưỡng cho bé ăn dặm là hết sức cần thiết.

Có thể thấy ăn dặm là giai đoạn quan trọng của trẻ, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn giúp bé tập quen dần với mùi vị của thức ăn. Nhưng khi nào nên cho bé ăn dặm, và ăn như thế nào…là điều mà người làm mẹ luôn quan tâm.

 

Cho bé ăn dặm như thế nào cho hợp lý là điều mà các mẹ luôn quan tâm.

Cho bé ăn dặm như thế nào cho hợp lý là điều mà các mẹ luôn quan tâm.

 

Bé ăn dặm có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

 

Khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi

 

Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu ăn bột, thông thường những ngày đầu mới cho ăn, các mẹ nên nấu bột loãng (2 muỗng bột trong 200ml nước). Để con đỡ ngán, các mẹ có thể thay đổi khẩu vị bằng cách cho ăn bột ngọt và bột mặn đan xen lẫn nhau.

 

Sau thời gian khoảng 1 tháng cho ăn bột loãng, mẹ nên cho trẻ ăn bột đặc hơn (4 muỗng bột trong 200ml nước). Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho thịt hoặc rau xanh, bí ngô đỏ đã xay mịn rồi cho nấu chung với bột. Đây là cách giúp bé hấp thụ chất xơ nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa được tốt hơn và cũng là tập cho bé quen dần với mùi vị thức ăn. Các  mẹ lưu ý nhé, dinh dưỡng cho bé ăn dặm trong giai đoạn này thì thức ăn của bé nên có mùi vị nhẹ nhàng và phải được làm nhuyễn mịn


Giai đoạn ăn cháo – khi bé được 10 tháng tuổi

Giai đoạn này thường bé đã mọc răng và có thể nhai được thức ăn, cha mẹ có thể chuyển từ bột sang nấu cháo. Cũng như giai đoạn trước, những ngày đầu tiên mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng để từ từ quen dần.

 

 Lúc đầu cho bé ăn cháo loãng, sau đó mẹ nên chuyển sang dạng đặc hơn. 

Lúc đầu cho bé ăn cháo loãng, sau đó mẹ nên chuyển sang dạng đặc hơn.

 

Nếu nấu cháo trắng không có thể làm cho bé ngán, vì vậy các mẹ nên cho cả thịt và rau xanh vào để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, chị em cũng không nên xay nát thức ăn, điều này sẽ khiến trẻ không học nhai được, từ đó sẽ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn dẫn đến nhanh chán và bé có thể biếng ăn. Chính vì vậy, các mẹ nhớ chỉ băm nhỏ thịt và rau xanh thay vì xay nhuyễn ra, đồng thời khi nấu chỉ nêm cho trẻ với muối hoặc nước mắm và cho nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn.

 

Ngoài cháo, các món dinh dưỡng cho bé khác cũng nên được cha mẹ tập cho trẻ quen dần như phở, bún, mì…để trẻ đổi khẩu vị và kích thích sự ngon miệng.

 

Giai đoạn bé 2 tuổi trở đi

Giai đoạn này, bé đã mọc nhiều răng hơn thường là khoảng 20 chiếc, bé đã có thể biết cắn, nhai, nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày. Nên đây là giai đoạn để các mẹ tập cho bé ăn cơm và những thức ăn của người lớn.

 

Trước khi để chuyển qua giai đoạn ăn cơm cùng gia đình, thì những ngày đầu các mẹ nên nấu riêng cho bé cơm mềm hoặc nhão rồi trộn với thức ăn xé nhỏ. Lúc này, mẹ cũng nên cho bé ăn dặm thêm các loại canh rau, trái cây các loại. Một điều cũng rất quan trọng cho dù là giai đoạn ăn dặm nào thì cha mẹ cũng nên đảm bảo đầy đủ cho bé 4 nhóm thức ăn gồm: bột, đường, đạm, dầu mỡ và rau xanh.


Ở giai đoạn này, bé phát triển nhanh cả về thể chất và trí não. Chính vì vậy, ngoài việc  cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, các mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm khác nhằm hỗ trợ hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phát triển mạnh về chiều cao và khả năng tư duy.

 

 Nubest Kids – nguồn bổ sung dưỡng chất cho bé hiệu quả 

Nubest Kids - nguồn bổ sung dưỡng chất cho bé hiệu quả.

 

Các mẹ cũng cần để ý, nếu thấy bé không muốn ăn những món mới, bạn có thể dùng lại vài ngày rồi cho bé thử lại. Có thể bé chỉ thích ăn một vài loại thực phẩm nhưng đừng vì thế mà các mẹ nản nhé, hãy tiếp tục thử lại những món bé không thích cho đến khi bé chịu ăn nhiều hơn.

 

An Nhiên