Điểm khác biệt đáng suy ngẫm trong gia đình xưa và nay
24/11/2016
| Thống kê của Prudential cho thấy, Việt Nam xếp hạng nhất trong số 10 quốc gia Châu Á về Chỉ số các mối quan hệ năm 2016 với số điểm 83/100 PRI.
Con số này có nghĩa là trung bình các mối quan hệ đáp ứng được 83% kỳ vọng của người Việt.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại khoảng cách giữa các mối quan hệ trong 17% còn lại?
Có lẽ nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là công nghệ, theo số liệu thống kê của Prudential khoảng 16% người nghiện công nghệ đến mức họ sẽ không cân nhắc từ bỏ chiếc điện thoại của mình (dù chỉ một ngày) để dành nhiều thời gian hơn cho người xung quanh. Việc nghiện công nghệ này cũng khiến 28% người nói rằng họ thích sử dụng điện thoại hơn là dành thời gian quan tâm đến vợ/chồng hay người cùng chung sống. Bên cạnh đó, công việc, các mối quan hệ xã hội,… cũng là nguyên nhân kéo dài khoảng cách trong mối quan hệ của các gia đình hiện đại. Và những câu chuyện xa cách đâu đó hiện hữu hằng ngày tạo nên một bức tranh tương phản xưa-nay:
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại khoảng cách giữa các mối quan hệ trong 17% còn lại?
Có lẽ nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là công nghệ, theo số liệu thống kê của Prudential khoảng 16% người nghiện công nghệ đến mức họ sẽ không cân nhắc từ bỏ chiếc điện thoại của mình (dù chỉ một ngày) để dành nhiều thời gian hơn cho người xung quanh. Việc nghiện công nghệ này cũng khiến 28% người nói rằng họ thích sử dụng điện thoại hơn là dành thời gian quan tâm đến vợ/chồng hay người cùng chung sống. Bên cạnh đó, công việc, các mối quan hệ xã hội,… cũng là nguyên nhân kéo dài khoảng cách trong mối quan hệ của các gia đình hiện đại. Và những câu chuyện xa cách đâu đó hiện hữu hằng ngày tạo nên một bức tranh tương phản xưa-nay:
Bữa cơm gia đình đầm ấm thay thế bằng không gian vắng lặng với vô số các lý do: “Hôm nay anh bận đi gặp đối tác” hay “Mẹ ơi con bận đi học thêm nha”.
Không ít gia đình có nhà riêng, bếp ăn đàng hoàng nhưng gian bếp lại hiếm khi đỏ lửa, thay vào đó là những bữa cơm ăn vội bên ngoài.
Đâu rồi những buổi tối vừa xem ti vi cùng ba vừa lê la mách đủ thứ chuyện trên đời với mẹ?
Thiếu vắng những bữa cơm gia đình, những cuộc trò chuyện rôm rả tiếng cười nên mối quan hệ giữa các thành viên cũng trở nên xa cách.
Cha mẹ - con cái: Điện thoại, TV, iPad… bổng trở thành “bảo mẫu” của con trẻ.
Ông bà - con cháu: Ông bà chỉ cần những khoảng khắc sum họp bên con cháu nhưng đa phần các gia đình trẻ ngày nay lại tranh thủ thời gian nghỉ cho những chuyến du lịch.
Vợ - chồng: Công việc bận rộn, đi sớm về khuya khiến vợ chồng cũng ít thời gian sẻ chia cùng nhau.
Anh - em: Câu ca dao “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” liệu có còn đúng trong hiện tại?
Sự thay đổi này có lẽ là một xu hướng tất yếu theo sau sự phát triển của xã hội. Nhưng dù đổi thay đến đâu, gia đình vẫn luôn nắm giữ những giá trị cốt lõi, là nơi ta tìm về.