day-con-the-nao-trong-thoi-ky-noi-loan-tuoi-day-thi
Dạy con thế nào trong thời kỳ “nổi loạn” tuổi dậy thì
Dậy thì là cột mộc đánh dấu cho việc con đã lớn bởi sự thay đổi toàn diện về tâm, sinh lý. Ở độ tuổi này, suy nghĩ, hành động của trẻ đôi khi khiến các bậc phụ huynh “sốc”. Con gái thơ ngây đột nhiên thay đổi tính cách, dễ tức giận, hờn dỗi... Con trai ngoan ngoãn bất ngờ thay đổi kiểu tóc, ăn mặc, nói năng thiếu lịch sự.... Lúc này cha mẹ có nên đe dọa, ép buộc con phải “vào lại khuôn khổ”? Đâu là cách dạy con trong thời kỳ “bất trị” này?

Hầu hết các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi “bắt đầu lớn” đều gặp rắc rối và băn khoăn trước sự thay đổi trong tính cách của trẻ. Tuy nhiên, việc dạy trẻ ở “tuổi nổi loạn” này không quá khó nếu cha mẹ để ý những điều dưới đây mà trang báo phụ nữ gia đình và xã hội

    1. Không ép con theo khung và thiếp lập giới hạn rõ ràng
    2. Dành thời gian để nghe con tâm sự
    3. Tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của con
    4. Cho trẻ sự riêng tư cần thiết

Không ép con theo khung và thiếp lập giới hạn rõ ràng

Tính chống đối của trẻ trong giai đoạn này rất cao, những điều bị phụ huynh cấm cản, không cho phép làm lại càng kích thích sự tò mò của trẻ. Nếu không hướng dẫn mà chỉ đơn giản là đưa ra “lệnh cấm” thì 90% là tác dụng ngược. Cha mẹ nên tăng cường quan sát và đưa ra định hướng kịp lúc hơn là áp đặt con trẻ.

Cha mẹ không nên quá ép con vào khung mình muốn

Cha mẹ không nên quá ép con vào khung mình muốn

Đương nhiên, đừng buông lỏng, để con muốn làm gì thì làm. Tạo cho con một khoản để tự do phát triển nhưng cũng đặt ra một giới hạn, nói chuyện với con một cách thẳng thắn về những thay đổi tâm lý trong thời gian này, cái gì bạn có thể chấp nhận được, cái gì không được phép.

Dành thời gian để nghe con tâm sự

Trẻ trong giai đoạn này tâm lý rất nhạy cảm, hay thay đổi và trước những thay đổi của bản thân mình, trẻ rất cần một người để lắng nghe, để hướng dẫn. Cha mẹ chính là người đầu tiên mà trẻ nghĩ đến. Bởi thế, dù có bận rộn đến đâu với công việc thì các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho con cái. Nếu con không bày tỏ, cha mẹ hãy chủ động quan tâm, hỏi thăm vì rất có thể trẻ ngại hoặc sợ làm phiền khi thấy cha mẹ bận rộn.

Dù bận rộn, ba mẹ cũng nên dành thời gian tâm sự với con

Dù bận rộn, ba mẹ cũng nên dành thời gian tâm sự với con

Tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của con

Ai cũng muốn mình được tôn trọng, ngay cả lúc còn nhỏ thì con cái cũng đã mong được ghi nhận ý kiến. Bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ lại càng mong cầu sự tôn trọng từ người khác, đặc biệt là cha mẹ. Biết rằng trong mắt cha mẹ, con cái lúc nào cũng luôn bé bỏng nhưng không phải cứ “bé bỏng” là không được thể hiện chính kiến cá nhân, không cần được tôn trọng.

Hãy tôn trọng ý kiến mà con trẻ đề xuất, tôn trọng nhưng quan điểm và suy nghĩ của chúng.

Hãy tôn trọng ý kiến mà con trẻ đề xuất, tôn trọng nhưng quan điểm và suy nghĩ của chúng.

Nếu thấy ý kiến đó chưa hợp lý thì bạn hãy phân tích cái lợi cái hại cho con, nếu ý kiến đó là hợp lý thì bố mẹ hãy ủng hộ con, còn quyền quyết định là ở con. Nếu cách quyết định đó mà sai, hãy động viên con, không nên quát mắng con và chê bai ý kiến của trẻ.

Cho trẻ sự riêng tư cần thiết

Cùng với mong cầu được tôn trọng ý kiến, trẻ ở tuổi này cũng mong muốn giữ cho mình một vài bí mật và không gian riêng tư ngay cả cha mẹ cũng không được “xâm phạm”. Các bậc phụ huynh phải chấp nhận rằng con đã lớn, chúng có quyền có những bí mật riêng.

Đừng tự động đẩy cửa vào phòng con khi chưa gõ cửa, đừng xem trộm tin nhắn hay vào Facebook cá nhân của con…

Đừng tự động đẩy cửa vào phòng con khi chưa gõ cửa, đừng xem trộm tin nhắn hay vào Facebook cá nhân của con…