Cha mẹ nên trả lời thế nào khi con hỏi "nhà mình có giàu không bố"?
01/04/2017
| Cách trả lời từng những câu hỏi ngây ngô của con trẻ, có thể quyết định tương lai và cuộc đời của con bạn.
Có một đứa trẻ người Mỹ hỏi ông bố giàu có của nó rằng: "Nhà mình có giàu không bố?"
- "Bố có tiền, con không tiền. Tiền của bố là do bố nỗ lực phấn đấu mới có được. Sau này con cũng phải làm việc chăm chỉ để có thật nhiều tiền"
Ở một đất nước xa xôi, một đứa trẻ Trung Quốc hỏi ông bố triệu phú của nó rằng: "Nhà mình có giàu không bố?"
Ông bố trả lời: "Nhà mình rất giàu, sau này tất cả tiền bạc đều là của con".
Sau khi nghe những câu trả lời trên, thông điệp mà đứa trẻ có thể hiểu và cảm nhận được là gì?
Với cậu bé người Mỹ, sau khi nghe bố nói vậy, nó sẽ nhận được được thông điệp dưới đây:
- Bố của mình rất giàu nhưng tiền của bố là tiền của bố, không phải của mình.
- Tiền của bố có được là nhờ làm việc chăm chỉ.
- Nếu mình muốn có tiền, mình sẽ phải làm việc thật chăm chỉ mới có.
- "Bố có tiền, con không tiền. Tiền của bố là do bố nỗ lực phấn đấu mới có được. Sau này con cũng phải làm việc chăm chỉ để có thật nhiều tiền"
Ở một đất nước xa xôi, một đứa trẻ Trung Quốc hỏi ông bố triệu phú của nó rằng: "Nhà mình có giàu không bố?"
Ông bố trả lời: "Nhà mình rất giàu, sau này tất cả tiền bạc đều là của con".
Sau khi nghe những câu trả lời trên, thông điệp mà đứa trẻ có thể hiểu và cảm nhận được là gì?
Với cậu bé người Mỹ, sau khi nghe bố nói vậy, nó sẽ nhận được được thông điệp dưới đây:
- Bố của mình rất giàu nhưng tiền của bố là tiền của bố, không phải của mình.
- Tiền của bố có được là nhờ làm việc chăm chỉ.
- Nếu mình muốn có tiền, mình sẽ phải làm việc thật chăm chỉ mới có.
Ảnh minh họa.
Nhận được những thông điệp đó, đứa trẻ này sẽ nỗ lực và có niềm tin vào cuộc sống. Nó tin rằng chỉ cần chăm chỉ làm việc như bố, rồi một ngày nó cũng sẽ là người giàu có.
Ông bố người Mỹ truyền lại cho con không chỉ sự giàu có về vật chất mà quan trọng hơn, đó là sự giàu có về tinh thần. Sự giàu có đó mới là thứ có ích với đứa trẻ cả đời.
Vậy còn đứa trẻ người Trung Quốc sẽ nghĩ gì sau khi nghe bố nói vậy?
Chắc hẳn, từng lời của bố đã rót vào tai nó một thông điệp rất rõ ràng:
- Bố mình rất giàu, nhà mình cũng rất giàu.
- Tiền của bố cũng là tiền của mình.
- Mình không cần cố gắng cũng đã có rất nhiều tiền rồi.
Và như vậy, sau khi đứa trẻ lớn lên và tiếp nhận khối tài sản khổng lồ từ bố, nó sẽ không biết trân trọng và nỗ lực. Điều này dường như ứng với câu cổ ngữ của người xưa: "Giàu không quá ba đời".
Với quan điểm và suy nghĩ được thể hiện qua câu trả lời, có thể nhận thấy ông bố người Trung Quốc chỉ có thể cho con sự giàu có về vật chất trong khi không thiếu hẳn sự hỗ trợ, nuỗi dưỡng về tinh thần cho con từ tấm bé.
Trong trường hợp này, sự giàu có về vật chất thật chẳng khác nào "con dao hai lưỡi".
Cách giáo dục không giống nhau sẽ quyết định cuộc đời của những đứa bé đi theo hướng khác nhau. Câu trả lời của ông bố người Mỹ có thể giúp một đứa con xây dựng quan niệm giàu có và quan niệm sống chính xác, từ đó trở thành một người làm giàu bằng chính thực lực của mình.
Trong khi đó, câu trả lời ông bố người Trung Quốc có thể sẽ biến đứa con trở nên ỷ lại, không có ý chí tự thân vận động.
Dạy trẻ về tiền bạc - vấn đề không thể xem nhẹ
Câu chuyện nói trên không cố tình đem hai cách giáo dục con ra so sánh sự tốt – xấu nhưng trong xã hội hiện nay, bất cứ người làm cha mẹ nào cũng cần hết sức chú ý: Trong quá trình nuôi con, việc dạy trẻ về tiền bạc là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trên thực tế, dạy con về tiền bạc sở dĩ quan trọng là bởi nó không chỉ giáo dục năng lực làm giàu mà còn là sự giáo dục về phẩm cách và trách nhiệm.
Nhiều gia đình cho rằng dạy con trẻ không nên xem trọng đồng tiền là một đức tính tốt.
Điều này không sai nhưng cần làm rõ rằng, mục đích của việc dạy trẻ không xem nhẹ đồng tiền là giảm bớt cái tâm hư vinh, sống bớt thủ đoạn chứ không phải dạy trẻ không quan tâm đến tiền bạc, càng không phải là để trẻ ngồi một chỗ hưởng thành công.
Ảnh minh họa.
Hãy dạy con về tiền bạc tùy theo độ tuổi. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết với mỗi đứa trẻ hiện nay.
Hãy đừng tùy tiện cho con cái tiền. Việc cha mẹ cho con tiền bạc một cách dễ dàng sẽ khiến chúng vô tình trở nên ỷ lại, bất tài. Yêu thương, ban tặng vật chất cho con một cách vô điều kiện chỉ làm con biết đòi hỏi và không biết báo đáp.
Làm cha mẹ, hãy học cách buông tay để con hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để con trưởng thành trong quá trình thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ đó.
Thay vì đem tất cả những thứ tốt đẹp nhất cung cấp cho con, hãy bồi dưỡng cho con khả năng theo đuổi mọi thứ tốt nhất, đó mới là món quà vô giá, chứa đựng cả tài sản vật chất và tinh thần mà bố mẹ có thể cho con cái.
Hãy đừng tùy tiện cho con cái tiền. Việc cha mẹ cho con tiền bạc một cách dễ dàng sẽ khiến chúng vô tình trở nên ỷ lại, bất tài. Yêu thương, ban tặng vật chất cho con một cách vô điều kiện chỉ làm con biết đòi hỏi và không biết báo đáp.
Làm cha mẹ, hãy học cách buông tay để con hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để con trưởng thành trong quá trình thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ đó.
Thay vì đem tất cả những thứ tốt đẹp nhất cung cấp cho con, hãy bồi dưỡng cho con khả năng theo đuổi mọi thứ tốt nhất, đó mới là món quà vô giá, chứa đựng cả tài sản vật chất và tinh thần mà bố mẹ có thể cho con cái.