Cha mẹ muốn nuôi dạy tốt con cái nên nằm lòng 10 đặc điểm sau
24/09/2016
| Cha mẹ nào cũng mon muốn con mình phát triển khỏe mạnh, hình thành nhân cách tốt. Tuy nhiên, để đạt được điều này phụ huynh nên áp dụng cách dạy con đúng cách.
Chuyên gia gỡ rối các vấn đề gia đình nổi tiếng ở Mỹ, Angela Pruess, tổng kết những đặc điểm mà mọi phụ huynh cần có đề nuôi dạy con cái thành công.
1. Biết rằng trẻ có cách hành xử riêng
Cha mẹ thường hay quên rằng một đứa trẻ hay bắt đầu học hỏi điều mới bằng cách làm đảo lộn mọi thứ lên, sẽ phạm lỗi hay cư xử thiếu chín chắn. Trong khi nhiều phụ huynh tỏ ra cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, giận dữ với những mè nheo, ăn vạ, cãi lời của trẻ thì điều những phụ huynh "tốt" sẽ làm là hết lòng ủng hộ con nhưng lái chúng đi theo hướng đúng đắn. Họ tôn trọng cách cư xử của trẻ.
Khoa học đã chứng minh, cho tới khi bước sang tuổi 20, một phần bộ não chịu trách nhiệm cho lý lẽ, tính logic và khả năng kiểm soát cảm xúc chưa thực sự phát triển. Hành vi thiếu chín chắn là bình thường đối với những người chưa trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn và cảm thông để có thể hướng dẫn con trẻ khi chúng gặp rắc rối.
1. Biết rằng trẻ có cách hành xử riêng
Cha mẹ thường hay quên rằng một đứa trẻ hay bắt đầu học hỏi điều mới bằng cách làm đảo lộn mọi thứ lên, sẽ phạm lỗi hay cư xử thiếu chín chắn. Trong khi nhiều phụ huynh tỏ ra cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, giận dữ với những mè nheo, ăn vạ, cãi lời của trẻ thì điều những phụ huynh "tốt" sẽ làm là hết lòng ủng hộ con nhưng lái chúng đi theo hướng đúng đắn. Họ tôn trọng cách cư xử của trẻ.
Khoa học đã chứng minh, cho tới khi bước sang tuổi 20, một phần bộ não chịu trách nhiệm cho lý lẽ, tính logic và khả năng kiểm soát cảm xúc chưa thực sự phát triển. Hành vi thiếu chín chắn là bình thường đối với những người chưa trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn và cảm thông để có thể hướng dẫn con trẻ khi chúng gặp rắc rối.
2. Hiểu về những giai đoạn phát triển của con
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi rằng đứa con ngoan hiền của mình bỗng dưng biến đâu mất tiêu sau khi bé bất ngờ hét váng trời khi bạn đưa con đi mẫu giáo?
Thực tế là có tới hàng trăm những giai đoạn chuyển giao rất bình thường, rất lành mạnh mà trẻ phải vượt qua trước khi trở thành người lớn. Ý thức rõ rệt về những giai đoạn phát triển này sẽ giúp cha mẹ đặt hiểu được những hành xử bất thường của trẻ và biết cách phản hồi đúng đắn hơn.
3. Biết tính khí và những cái riêng của con
Hẳn là bố mẹ nào cũng hiểu tính cách con mình, điểm mạnh điểm yếu của con. Tuy nhiên, biết cách dung hòa chúng thì chỉ những phụ huynh "tốt" mới có thể làm được. Một khi đã hòa hợp được các đặc điểm tính cách của con, bố mẹ sẽ khiến con mình trở nên độc đáo. Họ sẽ hiểu sâu sắc khi nào đứa trẻ đó cần sự trợ giúp và khi nào, ở đâu, trẻ sẽ toả sáng.
4. Đặt ra giới hạn bằng sự tôn trọng, chứ không phải sự chỉ trích
Do trẻ muốn học mọi thứ về thế giới thông qua cha mẹ mình, trẻ sẽ cần giới hạn cho mọi hành động của chúng. Giới hạn có thể được truyền tải dưới dạng lời chỉ trích, phê bình khiến trẻ thấy xấu hổ hoặc có thể được thể hiện bằng thái độ tôn trọng. Nếu như ở công sở, bạn đánh giá cao việc người khác biết lắng nghe như thế nào thì hãy bắt đầu nó với con mình.
5. Cho con nhiều khoảng thời gian chơi tự do
Phần lớn người trưởng thành sẽ không bao giờ hiểu được một cách đầy đủ và biết trân trọng sức mạnh của chơi đùa. Chơi đùa là cách trẻ học tất cả mọi thứ và phát triển tất cả mọi thứ. Điều này có nghĩa là bố mẹ nên để trẻ dành thời gian mỗi ngày cho những hoạt động khám phá tự do, hoàn toàn do trẻ kiểm soát, không theo một khuôn mẫu nào.
6. Biết khi nào cần nói, khi nào cần lắng nghe
Trẻ sẽ học cách giải quyết vấn đề ổn thoả nếu chúng ta cho trẻ cơ hội học điều đó. Nếu cha mẹ thường xuyên nói ít đi và kiên trì chờ đợi, họ sẽ cảm thấy sốc về số lần trẻ có thể tự tìm ra kết luận của mình một cách tốt đẹp. Được lắng nghe là một liệu pháp chữa trị đầy quyền năng. Nó cho phép chúng ta nghĩ thông suốt mọi việc và đi đến một giải pháp đúng đắn.
Trẻ muốn và cần được lắng nghe cũng như cảm nhận được cha mẹ thấu hiểu chúng giống như tất cả những người trưởng thành.
Do trẻ muốn học mọi thứ về thế giới thông qua cha mẹ mình, trẻ sẽ cần giới hạn cho mọi hành động của chúng. Giới hạn có thể được truyền tải dưới dạng lời chỉ trích, phê bình khiến trẻ thấy xấu hổ hoặc có thể được thể hiện bằng thái độ tôn trọng. Nếu như ở công sở, bạn đánh giá cao việc người khác biết lắng nghe như thế nào thì hãy bắt đầu nó với con mình.
5. Cho con nhiều khoảng thời gian chơi tự do
Phần lớn người trưởng thành sẽ không bao giờ hiểu được một cách đầy đủ và biết trân trọng sức mạnh của chơi đùa. Chơi đùa là cách trẻ học tất cả mọi thứ và phát triển tất cả mọi thứ. Điều này có nghĩa là bố mẹ nên để trẻ dành thời gian mỗi ngày cho những hoạt động khám phá tự do, hoàn toàn do trẻ kiểm soát, không theo một khuôn mẫu nào.
6. Biết khi nào cần nói, khi nào cần lắng nghe
Trẻ sẽ học cách giải quyết vấn đề ổn thoả nếu chúng ta cho trẻ cơ hội học điều đó. Nếu cha mẹ thường xuyên nói ít đi và kiên trì chờ đợi, họ sẽ cảm thấy sốc về số lần trẻ có thể tự tìm ra kết luận của mình một cách tốt đẹp. Được lắng nghe là một liệu pháp chữa trị đầy quyền năng. Nó cho phép chúng ta nghĩ thông suốt mọi việc và đi đến một giải pháp đúng đắn.
Trẻ muốn và cần được lắng nghe cũng như cảm nhận được cha mẹ thấu hiểu chúng giống như tất cả những người trưởng thành.
7. Có những mối quan tâm khác bên ngoài con
Phần lớn bố mẹ thường khẳng định rằng con cái là cả thế giới của chúng ta. Tuy nhiên, xét về khía cạnh cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần nuôi dưỡng tình bạn, niềm đam mê và những thú vui giúp chúng ta là chính chúng ta – những cá nhân độc đáo.
Điều này có thể khiến bạn thấy như đang tham gia một trận chiến. Nỗi lo lắng thường trực cho con luôn khiến chúng ta nghĩ rằng con trẻ không thể thiếu bố mẹ và ngược lại. Nhưng chúng ta có thể, và cần phải thế, để giữ mình luôn sáng suốt và tránh chất gánh nặng lên vai con bằng nhiệm vụ phải đáp ứng mọi nhu cầu cảm xúc của bố mẹ.
8. Hiểu rằng hành động bao giờ cũng tốt hơn lời nói
Cách bạn tương tác với con và sống cuộc đời của mình sẽ là người thầy vĩ đại nhất dành cho con bạn. Trẻ em là những nhà quan sát đại tài và chúng sở hữu trực giác mạnh mẽ hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Trẻ em luôn luôn quan sát.
Điều này, với cha mẹ, có thể đôi chút bất tiện. Nhưng nếu chúng ta đủ khả năng giữ cảm giác hơi khó chịu đó trong đầu và biết rằng con trẻ đang quan sát cách hành xử của bố mẹ, chúng ta không chỉ giúp mình trở nên tốt đẹp hơn mà còn dạy con biết cách cư xử đẹp.
Phần lớn bố mẹ thường khẳng định rằng con cái là cả thế giới của chúng ta. Tuy nhiên, xét về khía cạnh cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần nuôi dưỡng tình bạn, niềm đam mê và những thú vui giúp chúng ta là chính chúng ta – những cá nhân độc đáo.
Điều này có thể khiến bạn thấy như đang tham gia một trận chiến. Nỗi lo lắng thường trực cho con luôn khiến chúng ta nghĩ rằng con trẻ không thể thiếu bố mẹ và ngược lại. Nhưng chúng ta có thể, và cần phải thế, để giữ mình luôn sáng suốt và tránh chất gánh nặng lên vai con bằng nhiệm vụ phải đáp ứng mọi nhu cầu cảm xúc của bố mẹ.
8. Hiểu rằng hành động bao giờ cũng tốt hơn lời nói
Cách bạn tương tác với con và sống cuộc đời của mình sẽ là người thầy vĩ đại nhất dành cho con bạn. Trẻ em là những nhà quan sát đại tài và chúng sở hữu trực giác mạnh mẽ hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Trẻ em luôn luôn quan sát.
Điều này, với cha mẹ, có thể đôi chút bất tiện. Nhưng nếu chúng ta đủ khả năng giữ cảm giác hơi khó chịu đó trong đầu và biết rằng con trẻ đang quan sát cách hành xử của bố mẹ, chúng ta không chỉ giúp mình trở nên tốt đẹp hơn mà còn dạy con biết cách cư xử đẹp.
9. Nhận ra rằng sự kết nối, niềm vui và sáng tạo là những cách tốt nhất để thúc đẩy hành vi tích cực và thái độ hợp tác ở con
Nỗi sợ hãi và sự kiểm soát không phải là những người thầy hữu ích lâu dài dành cho trẻ. Mặc dù những thứ đó có thể có tác dụng trong ngắn hạn nhưng chúng lại không trang bị cho con nền tảng đạo đức mạnh mẽ hay những kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Nếu con bạn cảm thấy mình là một người có giá trị dựa trên cách bố mẹ giao tiếp với chúng, trẻ sẽ học được cách nhận ra giá trị của người khác và đủ tự tin để đưa ra lựa chọn đúng đắn.
10. Đề ra mục tiêu tổng quát để định hình trái tim con chứ không chỉ là hành vi
Mục tiêu của việc làm cha mẹ là "sản xuất" ra một đứa trẻ biết cách cư xử, theo đúng chuẩn mực. Mặc dù những điều này chắc chắn là phẩm chất đáng mơ ước đối với phần lớn phụ huynh, chúng lại không phải những phẩm chất cốt lõi góp phần tạo nên một đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Giúp đỡ con hiểu tầm quan trọng của những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình sẽ giúp trẻ đối diện và học hỏi được các kỹ năng cần thiết trong mọi mối quan hệ. Đó là những kỹ năng sẽ bảo vệ và dẫn dắt chúng qua muôn nẻo đường đời.
Thay đổi thói quen và phong cách làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nhưng nếu nó được làm vì lợi ích cao nhất dành cho con cái chúng ta, thì nó luôn xứng đáng để bạn phải bỏ công sức ra và thay đổi.