
Để điều trị chứng đau bụng khi có kinh hiệu quả và triệt để, các bác sĩ sẽ tiến hành làm rõ nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Theo các bác sĩ phụ khoa, nguyên nhân đau bụng kinh có thể là do những yếu tố sau:
- Do một số vấn đề liên quan đến tử cung: Một số nữ giới có tử cung co thắt quá mức, tử cung co thắt kéo dài và khó thả lỏng. Tử cung thiếu máu kéo theo sự co thắt của nhiều cơ khác, làm cho các bạn nữ bị đau bụng kinh. Vị trí của tử cung không bình thường cũng gây đau bụng khi có kinh. Chẳng hạn như: tử cung ngả truwocs hoặc ngả sau khiến máu kinh khó lưu thông và gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
- Do cấu tạo cổ tử cung quá hẹp, khiến máu kinh khó thoát ra ngoài cũng là nguyên nhân gây đau bụng khi có kinh.
- Do nữ giới mắc một số bệnh phụ khoa như: lạc nôi mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
- Ngoài ra, đau bụng kinh có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai hoặc do vận động mạnh, ăn đồ lạnh trong kì hành kinh; do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc nữ giới có lối sống không lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý… cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra một số cách chữa trị đau bụng kinh cho chị em phụ nữ như sau:
1. Trường hợp đau bụng kinh nhẹ.
- Dùng nước ấm chườm ở vùng bụng dưới.
- Kiêng ăn uống các đồ lạnh hoặc thức ăn có tính hàn trong kì kinh nguyệt.
- Tránh làm việc nặng hoặc vận động quá mạnh để giảm các cơn đau.
- Uống nhiều nước lọc, hạn chế các chất có cồn hoặc chất kích thích.
- Uống nước gừng hoặc nước bạc hà để bụng ấm cũng là cách giảm đau bụng kinh.
- Hạn chế đồ tanh, đồ biển khi có kinh.
- Hoặc có thể dùng một số loại thuốc giảm đau sẽ giúp bạn qua cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
2. Trường hợp đau nặng - Chữa trị đau bụng kinh bằng phương pháp phẫu thuật
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành loại bỏ hoàn toàn nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên chị em phụ nữ không nên áp dụng biện pháp này khi vẫn muốn có con.
- Bác sĩ sẽ tiến hành soi cổ tử cung hoặc tiến hành nong và nạo tử cung để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó tiến hành loại bỏ một số loại polyp tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng khi có kinh.
- Hoặc các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị dứt điểm hiện tượng đau bụng kinh bởi khi cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ không còn có chu kỳ kinh nguyệt và không còn khả năng sinh con. Đây cũng là một trong những biện pháp triệt sản ở phụ nữ.
Lưu ý: Khi sử dụng những biện pháp phẫu thuật để chữa trị hiện tượng đau bụng kinh chị em phụ nữ cần xem xét, suy nghĩ và tìm hiểu kỹ bởi khi sử dụng những biện pháp này thì khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cao.
3. Dùng thuốc
- Bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid để giúp hạn chế tình trạng mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng hiệu quả.
- Sử dụng thuốc tránh thai có thể giảm được những cơn đau bụng mỗi khi có kinh nguyệt, đồng thời còn có thể giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Trường hợp này chỉ áp dụng với chị em phụ nữ không bị dị ứng với thuốc tránh thai và không chịu tác dụng phụ của thuốc.
- Bổ sung thêm sắt bằng cách uống thuốc sắt hàng ngày cũng là một trong những giải pháp giúp bạn làm giảm cơn đau bụng và hạn chế tình trạng thiếu máu.
- Sử dụng cách đặt vòng tránh thai có tiết hormone Mirena để giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau và hạn chế ra máu nhiều khi hành kinh...
Tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị đau bụng kinh thì cần có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý mua thuốc về nhà uống có thể làm cho tình trạng của bạn trở nên nặng hơn hoặc có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.
ST.