cac-khoang-chat-va-vitamin-can-bo-sung-cho-co-the-khi-bi-lao
Các khoáng chất và vitamin cần bổ sung cho cơ thể khi bị lao
Bệnh lao khiến hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, chỉ uống thuốc chữa trị thôi là chưa đủ. Bởi vì thực tế thuốc chỉ giúp tiêu diệt các vi khuẩn, muốn nhanh hồi phục bạn cần kết hợp uống thuốc chữa trị kết với chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý.

Hãy cùng Nhipsongphunu - Trang tin tức phụ nữ làm đẹp tìm hiểu về bệnh lao và cách bổ sung vitamin, khoáng chất cho người bị bệnh lao này nhé!

    1. Dấu hiện nhận biết bệnh lao là gì?
    2. Chế độ bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho người bị bệnh lao
      1. Kẽm
      2. Vitamin
      3. Sắt

Dấu hiện nhận biết bệnh lao là gì?

Phần lớn, những người bị lao đều xuất hiện triệu chứng sốt. Mỗi người có biểu hiện khác nhau, số cao, sốt thất thường hoặc sốt nhẹ kèm theo các tình trạng gầy, sút cân, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi, ho, khạc đờm hoặc ho ra máu….

ho là một trong những biểu hiện của bệnh lao

Ho là một trong những biểu hiện của bệnh lao. Ảnh internet

Các triệu chứng bắt đầu nặng dần lên như: Ho ra máu, đau ngực, khó thở. Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi.

Chế độ bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho người bị bệnh lao

Người bị bệnh lao thường chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, quá trình chuyển hóa cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu hao năng lượng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Khi bị bệnh lao, cần phải bổ sung dinh dưỡng theo đúng thể trạng. Cần phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Đường, đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.

Do thể trạng yếu và bị tác động bởi tác dụng của thuốc nên người bệnh ăn không ngon, thường bỏ bữa nên chế độ ăn uống hàng ngày cần phải đa dạng các loại món ăn. Ưu tiên chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích thèm ăn. Ngoài thay đổi món ăn, bạn có thể thay đổi cách chế biến để nhìn món ăn mới lạ và hấp dẫn hơn, nhưng luôn phải đảm bảo ưu tiên bổ sung các vitamin và khoáng chất sau cho cơ thể:

Kẽm

Thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm giàu chất kẽm. Ảnh internet

Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị bệnh lao sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh, dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Nên người bệnh cần ăn các thực phẩm như: Sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc... để bổ sung kẽm cho cơ thể.

Vitamin

Người bệnh cần được bổ sung các viatamin A, C, E, D giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống oxy hóa. Ngoài việc, người bệnh uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ thì có thể bổ sung vitamin A, C, E bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như: Rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt… bổ sung vitamin D bằng cách ăn nhiều gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như: Thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển...

Bên cạnh đó, người bị bệnh lao cũng cần bổ sung vitamin K và B6. Bởi vì, dùng thuốc điều trị lao thường kéo dài theo phác đồ chống lao, các loại thuốc này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch và vitamin K giảm đông máu. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin K bằng cách ăn nhiều thịt nạc và rau xanh đậm. Bổ sung vitamin B6 bằng cách ăn nhiều thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt...

Sắt

Thực phẩm bổ sung Sắt

Thực phẩm bổ sung chất sắt. Ảnh internet

Người bị bệnh lao có nguy cơ thiếu máu do thiết sắt rất cao, dẫn tới giảm sức đề kháng, tạo điều kiện xuất hiện các bệnh cơ hội liên quan đến nhiễm khuẩn, tim mạch... Nên người bị bệnh lao cần ưu tiên ăn những thực phẩm giàu sắt như: Mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan...