bo-sung-canxi-bang-cach-nao-hieu-qua-an-toan-tien-loi-nhat-4293
Bổ sung Canxi bằng cách nào hiệu quả, an toàn, tiện lợi nhất?
Canxi đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng thể chất, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bổ sung Canxi đủ và đúng cách là giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả. Vậy, nên bổ sung Canxi bằng cách nào để đạt hiệu quả, độ an toàn cao nhất? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung quan trọng này.
    1.  Vai trò của Canxi đối với sức khỏe
    2. Nhu cầu Canxi của cơ thể
    3. Thiếu Canxi gây ra hậu quả gì?
      1. Người lớn
      2. Trẻ em
    4. Thừa Canxi có sao không?

 Vai trò của Canxi đối với sức khỏe

Canxi là khoáng chất chiếm khối lượng lớn nhất trong cơ thể. 99% Canxi nằm ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu. Bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh, xương và răng chắc khỏe hơn.

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với nhiều hệ cơ quan trong cơ thể ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là với hệ xương và sự phát triển chiều cao.

Đối với người lớn: Canxi giúp hệ xương chắc khỏe hơn, phòng ngừa bệnh loãng xương, yếu xương, giảm đau nhức và các triệu chứng vận động khó khăn, hỗ trợ xương hồi phục nhanh hơn khi bị chấn thương. Ngoài ra, Canxi còn tham gia vào hoạt động của tim, hệ thần kinh, ngăn ngừa suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, đau đầu…

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe
Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe

Đối với trẻ em: Canxi trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và quá trình tăng trưởng chiều cao. Bổ sung đủ Canxi, hệ xương dài ra nhanh, trẻ cao lớn và khỏe mạnh. Trẻ không có đủ Canxi xương rất nhỏ, yếu, dẫn đến bệnh còi xương, răng sâu, mọc không đều, chiều cao tăng chậm. Bên cạnh đó, trẻ còn thường xuyên khóc đêm, dễ nổi cáu, hay giật mình.

Nhu cầu Canxi của cơ thể

Nhu cầu Canxi của cơ thể ở từng giai đoạn sẽ có sự khác biệt, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe…

Độ tuổi

Nhu cầu Canxi (mg/ngày)

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

300

Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi

400

Trẻ 1 - 3 tuổi

500

Trẻ 4 – 6 tuổi

600

Trẻ từ 7 – 9 tuổi

700

Từ 10 – 18 tuổi

1000

Từ 19 – 49 tuổi

700

Trên 50 tuổi

1000

Phụ nữ mang thai và cho con bú

1000

Thiếu Canxi gây ra hậu quả gì?

Ở cả người lớn và trẻ em, thiếu hụt Canxi gây ra vô số hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe và hệ xương khớp.

Người lớn

Loãng xương: Khi nồng độ Canxi trong máu sụt giảm do bổ sung Canxi dưới mức nhu cầu, cơ thể sẽ huy động Canxi trong xương ra nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan và nồng độ Canxi trong máu. Việc này tái diễn liên tục sẽ khiến cấu trúc xương rỗng, xốp, loãng xương, xương giòn và dễ gãy.

Viêm loét đường tiêu hóa: Cơ thể bị thiếu Canxi sẽ kích thích tiết dịch acid dạ dày. Nồng độ acid tăng lên quá cao gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Trường hợp acid bị trào ngược lên thực quản, theo thức ăn đi xuống tá tràng có thể gây viêm loét đường ruột.

Suy nhược thần kinh: Thiếu hụt Canxi làm cản trở hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh, khiến chúng ta dễ gặp căng thẳng, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Canxi tham gia điều khiển hoạt động co bóp và tạo ra sự hưng phấn cho van tim. Khi Canxi máu giảm xuống, hoạt động co bóp của tim bị ảnh hưởng, nhịp tim giảm và thường xuyên rối loạn.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu Canxi, chúng ta dễ gặp phải các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp phản xạ yếu, thậm chí ngất xỉu.

Trẻ em

Suy dinh dưỡng: Canxi tham gia liên kết với một vài enzyme kiểm soát quá trình phân giải thực phẩm. Thiếu Canxi, hoạt động của các enzym này bị ảnh hưởng, cơ thể không hấp thu được một số chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Thiếu hụt Canxi dẫn đến suy dinh dưỡng, chiều cao chậm tăng trưởng
Thiếu hụt Canxi dẫn đến suy dinh dưỡng, chiều cao chậm tăng trưởng 

Còi xương, chiều cao hạn chế: Xương phát triển mạnh vào 3 giai đoạn: Bào thai, 3 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì. Tuy nhiên, nếu không có đủ lượng Canxi cần thiết, quá trình xây dựng xương bị ảnh hưởng, khung xương của trẻ không được phát triển tối đa, xương nhỏ, ngắn, chiều cao tăng trưởng kém, trẻ thấp còi hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Xương biến dạng: Xương chân và cột sống đóng vai trò nâng đỡ cơ thể và cũng là nơi tích lũy nhiều Canxi. Nếu trẻ không được bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết trong các thời điểm quan trọng, các phần xương này sẽ yếu, biến dạng trong quá trình trẻ tập đi, vui chơi, mang vác vật nặng. Trẻ thiếu Canxi có nguy cơ mắc phải các bệnh lý xương biến dạng như: Chân vòng kiềng, chân cong, vẹo cột sống.

Co giật: Canxi tham gia hỗ trợ sự co duỗi cơ. Không có đủ lượng Canxi cần thiết, phản ứng co cơ bị ảnh hưởng, từ đó khiến trẻ bị rối loạn, dẫn đến co giật.

Sức đề kháng yếu: Canxi chính là một trong các yếu tố đầu tiên phát hiện những yếu tố lạ xâm nhập vào và phát đi thông báo tiêu diệt hại khuẩn. Thiếu Canxi khiến chức năng miễn dịch suy giảm, trẻ dễ mắc bệnh theo mùa, đau ốm vặt.

Thừa Canxi có sao không?

Bổ sung quá liều Canxi cũng nguy hiểm không kém gì so với thiếu Canxi. Rất nhiều người đã nhận thức được vai trò của Canxi đối với sức khỏe và chiều cao nên đã chủ động bổ sung Canxi bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi lượng Canxi cung cấp vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ làm nảy sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng:

Trẻ em bị lùn vì thừa Canxi: Cung cấp quá nhiều Canxi sẽ xảy ra hiện tượng Canxi vào xương nhiều hơn, xương cứng sớm, cốt hóa xương sớm hơn so với tuổi, chiều cao tăng chậm và ngừng cao dù vẫn chưa đến tuổi hết cao.

Thừa Canxi làm phát sinh bệnh lý: Thừa Canxi là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm:

  • Sỏi thận: Quá nhiều Canxi trong cơ thể gây quá tải cho thận, lâu dài tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản.
  • Cường giáp: Tuyến cận giáp có nhiệm vụ kiểm soát Canxi và phốt pho trong cơ thể. Khi có nhiều Canxi, tuyến này phải hoạt động liên tục, sản xuất ra lượng hormone lớn để điều tiết Canxi. Quá trình này diễn ra liên tục gây ra bệnh cường giáp.
  • Bệnh tim mạch: Dư thừa Canxi làm nồng độ Canxi trong máu tăng cao, từ đó dẫn đến rối loạn nhịp tim. Canxi cũng khiến cơ thể giải phóng nhiều hormone khác nhau, gây ra các cơn đau tim, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
  • Mệt mỏi, căng thẳng: Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi bị thừa Canxi. Cơ thể rơi vào tình trạng không tỉnh táo, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, khát nước, đi tiểu liên tục, thậm chí trầm cảm.
Thừa Canxi gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng
Thừa Canxi gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng
  • Rối loạn tiêu hóa: Bổ sung quá nhiều Canxi tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, gây ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
  • Giảm hấp thu dinh dưỡng: Lượng Canxi trong cơ thể quá nhiều làm giảm khả năng hấp thu nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể như: Sắt, kẽm. Thiếu hụt hai khoáng chất quan trọng này, sức khỏe không thể ở trạng thái tốt nhất.

Bổ sung Canxi đúng cách để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

Để bổ sung Canxi, các bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:

Thực phẩm tự nhiên: Canxi có mặt trong rất nhiều thực phẩm tự nhiên: Cá, tôm, cua, mực, ốc, rau bina, bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, các loại hạt, cà chua, cà rốt, khoai lang…. Bổ sung Canxi bằng cách này có ưu điểm là đơn giản, tiện lợi, lành tính, tiết kiệm. Tuy nhiên, hàm lượng Canxi có thể mất đi trong quá trình chế biến, thực phẩm hiện nay không còn tươi và sạch như trước đây, mối nguy hiểm rình rập từ các thực phẩm biến đổi gen đe dọa sức khỏe… Do đó, đây chưa phải là giải pháp tối ưu nhất để bổ sung Canxi cho cơ thể.

Canxi có mặt trong nhiều thực phẩm tự nhiên
Canxi có mặt trong nhiều thực phẩm tự nhiên

Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, váng sữa… được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và hàm lượng Canxi. Không ít người đã lựa chọn sữa để bổ sung Canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, có khá nhiều vấn đề mà chúng ta có thể gặp phải khi chọn cách này: Dị ứng với đường lactose trong sữa; dị ứng với sữa; hàm lượng Canxi sụt giảm so với giới thiệu của nhà sản xuất do quá trình thanh trùng, tiệt trùng; nhiều loại sữa trên thị trường không chứa Canxi hoặc hàm lượng Canxi khá thấp…. Do đó, việc phụ thuộc hoàn toàn vào sữa trong quá trình bổ sung Canxi có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, khiến cơ thể thiếu hụt Canxi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thực phẩm bổ sung: Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng là một trong những phát minh ý nghĩa của ngành nghiên cứu khoa học hiện đại, khắc phục những thiếu sót trong thói quen ăn uống của người hiện đại, không thể uống sữa do dị ứng, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là Canxi.

Bổ sung Canxi bằng thực phẩm bổ sung, chúng ta dễ dàng tính toán được lượng Canxi mà cơ thể nhận được, Canxi được hấp thụ tối đa, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa Canxi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã phát minh ra công nghệ nano, ứng dụng vào sản xuất thực phẩm bổ sung Canxi. Canxi điều chế theo công nghệ nano có kích thước siêu nhỏ, thẩm thấu nhanh qua màng ruột, vào máu và đến xương tối đa, giúp xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt. So với thực phẩm tự nhiên, sữa, bổ sung Canxi bằng thực phẩm bổ sung thể hiện sự tiện lợi, an toàn, hiệu quả nổi bật hơn hẳn.

Bổ sung Canxi đủ và đúng cách là giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả, nhất là trong các thời điểm quan trọng giúp thể chất và trí tuệ phát triển tối đa.