bat-mi-ba-bau-co-nen-an-du-du-chin-khong-4050
Bật mí bà bầu có nên ăn đu đủ chín không?
Đu đủ là loại trái cây ngon, bổ, rẻ, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, có một số người cho rằng ăn đu đủ sẽ gây sảy thai. Vậy điều này có thực sự đúng hay không? Bà bầu có nên ăn đu đủ hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của Nhịp sống phụ nữ nhé!
    1. Tìm hiểu bà bầu có nên ăn đu đủ chín không?
    2. Ăn đu đủ chín có sảy thai thật không?
    3. Các ăn đu đủ chín đúng cách

Tìm hiểu bà bầu có nên ăn đu đủ chín không?

Đu đủ chín chứa hơn 70% là nước giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần, hạn chế tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao như: Hàm lượng đường 13%, chất béo 0,9 %, carotein, vitamin A, C, Canxi…  Cụ thể như:

Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu

Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu 

  • Beta-carotene trong đu đủ có tác dụng hỗ trợ phát triển não và thị giác của thai nhi.
  • Vitamin C có tác dụng chống viêm, đau khớp và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin B giúp ổn định nhịp tim và huyết áp của mẹ bầu.
  • Hàm lượng chất xơ và thành phần protease có trong đu đủ giúp phân giải protien thành axit amin, chống táo bón tuyệt vời cho mẹ bầu. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu ốm nghén hoặc thường xuyên bị co thắt dạ dày, đu đủ chín cũng có thể “điều trị” một cách hiệu quả.
  • Đu đủ chín chứa nhiều sắt, làm gia tăng mức độ hemoglobin trong thai kỳ.
  • Ăn đu đủ chín cũng giống như một liều thuốc giúp mẹ bầu chống lại các tình trạng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng…

Vậy bà bầu có nên đu đủ chín không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, bạn hãy ăn đu đu mỗi ngày với một lượng vừa đủ để có thể tận dụng hết được các nguồn lợi từ loại trái cây này.

Ăn đu đủ chín có sảy thai thật không?

Ăn đủ đủ xanh mới dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai

Ăn đủ đủ xanh mới dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai 

Trên thực tế, chưa có 1 nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn đủ chín bị sảy thai. Mà chỉ có một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn đủ xanh sẽ có nhựa, trong loại nhựa này chứa chất papain, có thể gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai. Chất papain cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào và phát triển mô ở bào thai, gây phù và xuất huyết nhau thai.

Hơn nữa, dưới sự tác động của papain và chymopapain nguy cơ dị tật bẩm sinh, quái thai sẽ cao hơn bình thường. Đặc biệt, có một số người có cơ địa dễ bị dị ứng với mủ đu đủ xanh, sẽ gặp các vấn đề hô hấp và kích ứng da. Khi đu đủ đã chín chất này chỉ còn trong hạt đu đủ, nên các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm thưởng thức loại quả này khi đã chín nhé.

Các ăn đu đủ chín đúng cách

Cần loại hết hạt và rửa sạch đu đủ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu

Cần loại hết hạt và rửa sạch đu đủ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu 

  • Loại bỏ hết hạt trước khi ăn, để chất carpine trong hạt đu đủ - loại chất độc này không có cơ hội phát tác gây rối loạn mạch đập và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Chỉ nên ăn đu đủ khoảng 2-3 lần/tuần, để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
  • Không nên ăn quá nhiều đu đủ vì tình trạng táo bón không dứt mà còn tái diễn nặng hơn.
  • Khi bị tiêu chảy thì mẹ bầu không nên đu đủ chín vì nó có tính nhuận tràng.
  • Không nên ăn đu đủ lạnh, khi bụng yếu, mẹ bầu dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

Tin liên quan cho bà bầu: Bà bầu có nên ăn mướp đắng không?