bat-mach-trieu-chung-co-bau-som-nhat
“Bắt mạch” triệu chứng có bầu sớm nhất
Những tuyệt chiêu “bắt mạch” có bầu dưới đây, sẽ giúp chị em sớm nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó, có phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp để quá trình mang thai diễn ra an toàn.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, chỉ cần tinh ý một chút, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của một sinh linh nhỏ bé trong chính cơ thể mình.

Máu báo thai: Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển đến làm tổ ở tử cung, làm bong ra một lớp niêm mạc nhỏ, dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Nhiều chị em vẫn nhầm lẫn hiện tượng này với kinh nguyệt. Tuy nhiên, khác với “đến tháng”, máu báo thai xuất hiện khá ít, có màu hồng nhạt và không có máu đông.

Máu báo thai thường khá ít và không có máu đông

Máu báo thai thường khá ít và không có máu đông

Trễ kinh: Nếu trễ kinh từ 7 ngày trở lên, chị em nên sử dụng que thử thai để nhận biết thai kì của mình. Bởi, kinh nguyệt sẽ hoàn toàn biến mất trong suốt chu kì thai.

Ngực căng tức: Khi mang thai, lượng máu dồn đến ngực thường lớn hơn bình thường, khiến mẹ bầu cảm thấy đau tức ngực, nội tiết tố thay đổi, nhũ hoa cũng trở nên sậm màu hơn.

Buồn nôn: Thai phụ trở nên nhạy cảm hơn với các loại mùi và vị. Mỗi chị em sẽ dị ứng và khó chịu với một số mùi vị nhất định, gây ra hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi.

Buồn nôn là biểu hiện thường gặp khi bắt đầu mang thai

Buồn nôn là biểu hiện thường gặp khi bắt đầu mang thai

Thân nhiệt thay đổi: Hormone Progesterone sẽ được tiết ra nhiều hơn khi nữ giới mang thai. Hàm lượng hormone này thay đổi khiến nhiệt độ cơ thể của chị em tăng lên so với bình thường.

Đau lưng: Các chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu lý giải, khi mang thai, hệ thống dây thần kinh ở lưng và cơ bụng sẽ bị kéo dãn và trở nên lỏng lẻo hơn, dẫn đến những cơn đau mỏi ở sống lưng.

Chị em sẽ thường xuyên đau lưng khi mang thai

Chị em sẽ thường xuyên đau lưng khi mang thai

Đi tiểu thường xuyên: Sự hình thành và phát triển của thai nhi khiến cho tử cung mở rộng hơn. Sự thay đổi của tử cung chèn ép lên các cơ quan xung quanh, tạo áp lực lên bàng quang. Bàng quang trở nên căng tức, thai phụ có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.

Khí hư ra nhiều: Nguyên nhân của hiện tượng này là lượng hormone sinh dục được tiết ra nhiều hơn để bảo vệ cơ thể, ngăn chặn hại khuẩn tấn công âm đạo, dẫn tới khí hư ra nhiều hơn.

Khí hư sẽ ra nhiều hơn bình thường khi nữ giới mang thai

Khí hư sẽ ra nhiều hơn bình thường khi nữ giới mang thai

Tâm trạng thất thường: Cơ thể nữ giới khi mang thai phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, khiến người mẹ trở nên mệt mỏi, hay cáu gắt, dễ nổi nóng….

Nếu cảm nhận được các dấu hiệu kể trên, chị em đã bắt đầu được làm mẹ, cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, nếu nghi ngờ mang thai chị em nên liên hệ các cơ sở y tế uy tín, để được thăm khám và có phương pháp chăm sóc phù hợp.

Theo báo phụ nữ Việt Nam online.

> Tin liên quan: Trầm cảm khi mang thai – Hiện tượng không thể xem thường