ba-bau-co-nen-an-trung-vit-lon-khong-4036
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
Trứng vịt lộn là món khoái khẩu của nhiều người, là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho người già và người bị suy nhược. Tuy nhiên, đây có phải là thực phẩm tốt dành cho bà bầu không? Bài viết này sẽ cùng các mẹ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không nhé!
    1. Tìm hiểu bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
    2. Lưu ý khi bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

Tìm hiểu bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu

Trứng vịt lộn chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu 

Một quả trứng vịt lộn tương đương với 182 Kcal để cung cấp cho cơ thể, chứa 13,6g protein 12,4g lipit, 82mg Canxi, 212 mg phốt pho và 600 mg cholesterol… Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa một vài loại vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể như vitaminm A, B, C, sắt rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Điều này chứng tỏ, đây không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho người già, người suy nhược mà còn tốt cho cả thai nhi và mẹ bầu.

Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều quan điểm sai lầm cho rằng:

- Ăn trứng vịt lộn sinh con nhiều tóc:

Số lượng tóc của thai nhi được quy định bởi gen từ cha mẹ và hàm lượng Canxi mẹ bầu ăn trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn sinh con nhiều tóc là điều vô căn cứ, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng mình điều này.

- Ăn trứng vịt lộn sinh con dễ bị hen:

Thực tế việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai và mắc bệnh hen ở thai nhi không có mối liên hệ với nhau. Do đó, đây là một quan điểm sai lầm.

- Muốn sinh con chân dài thì nên ăn trứng vịt lộn:

Ăn trứng vịt lộn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển

Ăn trứng vịt lộn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển 

Điều này chứa đúng. Mặc dù ăn trứng vịt lộn cung cấp Canxi giúp cho quá trình tạo xương của thai nhi bền vững, để đến khi sinh ra sẽ có chiều cao tối đa là khoảng 50cm. Tuy nhiên, chiều cao của con người phát triển đến năm 25 tuổi đối với nam, 23 tuổi đối với nữ. Lúc này quá trình tăng chiều cao ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ của con, chứa không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Vì thế, mẹ bầu đừng nghe những lời đồn thổi mà cố gắng ăn trứng vịt lộn nhiều để mong con chân dài mà gây ra tác dụng ngược, dư thừa cholesterol gây bệnh tim mạch và đột quỵ.

Lưu ý khi bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

- Không nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm đầu và cuối thai kỳ vì thời gian này, mẹ bầu không cần đến nguồn năng lượng lớn trong trứng vịt lộn.

- Do chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn nên khi ăn quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Các chuyên gia khuyên bà bầu chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả/tuần.

Bà bầu không nên ăn nhiều hơn 2 quả trứng vịt lộn trên tuần

Bà bầu không nên ăn nhiều hơn 2 quả trứng vịt lộn trên tuần 

- Không nên ăn kèm rau răm, gừng và hạn chế gia vị khi ăn trứng vịt lộn vì ăn nhiều rau răm có thể gây sảy thai, gừng dễ bị lạnh bụng.

- Trứng chứa nhiều đạm nên ăn vào buổi sáng để hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt nhất. Không nên ăn trứng vịt lộn vào chiều hoặc đêm sẽ gây tức bụng, khó ngủ.

- Bà bầu mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thừa cân thì cần hạn chế ăn trứng vịt lộn. Bởi trứng vịt lộn cung cấp khá nhiều dinh dưỡng và cholesterol gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu khi mắc các bệnh trên.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, các mẹ đã hiểu rõ hơn về việc bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không, để có thể tận dụng được công dụng từ loại thực phẩm này cũng như tránh được những tác hại mà nó gây ra.