Tìm hiểu bà bầu có nên ăn mía không?
Mía là nguyên liệu để chế biến thành các sản phẩm như đường, mật… Ngoài ra, nó còn tạo ra một loại nước giải khát chứa nhiều dinh dưỡng ở các nước có nền nhiệt độ cao như Việt Nam. Đặc biệt, khi bà bầu mang thai, nhiệt độ cơ thể thường tăng cao hơn bình thường, uống nước mía sẽ rất tốt không chỉ giúp các bà mẹ giải khát, có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa.
Dưới đây là những lợi ích khi bà bầu ăn mía:
Bổ sung chất khoáng và vitamin cần thiết
Uống mẹ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Trong thân cây mía ngoài chứa đường chiếm khoảng 70% còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Do đó, khi ăn mía không chỉ có vị ngọt dễ chịu mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho sức khỏe bà bầu.
Phòng tránh bị cảm
Nước mía chứa một lượng chất chống oxy, có tác dụng tăng cường chất đề kháng, phòng chống một số loại bệnh do virus, đặc biệt là cảm cúm ở bà bầu. Nên khi bị cảm cúm mẹ bầu uống nuớc mía sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, đỡ sốt và nhanh chóng khỏi bệnh.
Tốt cho tiêu hóa
Khi mang thai, nhiều chị em bị táo bón, trĩ… Nhưng nếu thường xuyên uống nước mía thì các tình trạng này sẽ giảm, vì chất kali có trong loại nước này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa viêm nhiễm ở dạ dày.
Làm sạch răng miệng
Khoảng 90% các loại vi khuẩn lây qua đường miệng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé yêu của bạn. Để ngăn chặn điều này bạn hãy uống nước mía, các khoáng chất có trong loại nước này giúp làm sạch răng, miệng, thông mát vòm họng, yết hầu.
Hạn chế nhiễm trùng đường tiết niệu
Sự gia tăng của các hormone Progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm giãn đường tiết niệu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu. Tuy nhiên, khi các mẹ ăn mía sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng những loại vi khuẩn này, đồng thời cung cấp hàm lượng vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng.
Bà bầu ăn mía như thế nào cho tốt?
Trong 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ. Do đó, mặc dù nước mía chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng tình trạng nghén nặng thì nên hạn chế uống loại nước này nhé!
Để tốt cho sức khỏe của bà bầu, khi uống nước mía các mẹ cần lưu ý các điều sau:
Nên chọn mía còn vỏ và không bị thâm để ăn đảm bảo an toàn cho bà bầu
- Không nên ăn mía quá thường xuyên trong 1 ngày, khoảng 3-4 lần/tuần là được, vì hàm lượng đường trong nước mía cao dễ khiến mẹ bầu tăng cân.
- Không ăn mía khi bị tiêu chảy vì sẽ khiến tình trạng bệnh của mẹ nặng hơn.
- Chọn mía loại còn vỏ và không có đốm đỏ, tránh chọn những loại mía đã gọt vỏ và để lâu ngày. Vì nếu để lâu ngày, dưới điều kiện nhiệt độ cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi.
- Không nên ăn mía ướp lạnh vì có thể làm ê răng và lạnh bụng.
> Tin liên quan cho bà bầu: Tìm hiểu bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?