ba-bau-co-nen-an-hat-de-khong-4082
Bà bầu có nên ăn hạt dẻ không?
Trong hành trình mang thai, việc chăm sóc dinh dưỡng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ. Mỗi bước đi, mỗi lựa chọn thức ăn đều được cân nhắc kỹ lưỡng, với mong muốn mang lại những dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng giữa hàng ngàn câu hỏi xoay quanh thực phẩm phù hợp và không phù hợp, một câu hỏi thường gặp là liệu bà bầu có nên ăn hạt dẻ hay không? Đây không chỉ là một tâm lý riêng tư của mỗi người mẹ mà còn là mối quan tâm chung của nhiều người. Điều này thể hiện sự lo lắng và tình yêu thương không ngừng nghỉ của các bà mẹ dành cho sức khỏe của thai nhi. Hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá câu trả lời cho vấn đề này.

Hạt dẻ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm 5,7%­10,7% protein, 2%­7,4% protid, 62%­70% chất đường và tinh bột. Bên cạnh đó còn có lipase, carotene, các vitamin B1, B2, C, nicotinic acid, các chất khoáng như ka­li (K), Na­tri (Na), can­xi (Ca), ma­gie (Mg), phôt­pho (P), sắt (Fe). Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và tốt cho quá trình phát triển xương, răng, não bộ của thai nhi.

    1. Bà bầu có nên ăn hạt dẻ không?
    2. Lưu ý khi mẹ bầu ăn hạt dẻ

Bà bầu có nên ăn hạt dẻ không?

Với những thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt, các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên ăn hạt dẻ thường xuyên không những nâng cao sức khỏe, xương chắc mà còn giảm mệt mỏi trong thời gian thai kỳ.

Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho bà bầu

Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho bà bầu 

Ngoài ra, ăn hạt dẻ còn có một số lợi ích tốt cho mẹ bầu như:

Giảm mệt mỏi, giảm tress

Trong hạt dẻ có chứa vitamin C, giúp giảm mệt mỏi và giảm stress. Hàm lượng vitamin nhóm B như folacin, cùng những chất khoáng vi lượng như Canxi, sắt, magie, phốt pho, mangan, đồng, selen, kẽm kali… có trong hạt dẻ rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Nên việc bổ sung thêm hạt dẻ vào thực đơn của bà bầu là điều rất cần thiết.

Ổn định lượng đường trong máu cho mẹ bầu

Trong 100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ. Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Loại chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Hàm lượng vitamin A và E trong hạt dẻ có thể giúp cơ thể chống lại chứng viêm, bảo vệ mạch máu và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Nâng cao sức khỏe cho thận

Theo Y học cổ truyền, hạt dẻ ngoài công dụng bổ tỳ vị còn bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Vì vậy, những mẹ bầu nào bị mắc chứng thận hư thì ăn hạt dẻ sẽ là một giải pháp hoàn hảo để hạn chế nguy hại của căn bệnh này.

Trị tiêu chảy

Hạt dẻ kết hợp với dạ dày heo sẽ là “phương thuốc” tuyệt vời để chữa bệnh tiêu chảy. “Phương thuốc” này còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu để thai nhi có đủ năng lượng phát triển.

Ngoài ra, bà bầu ăn hạt dẻ còn giúp trị chứng mất ngủ, trị giãn, trướng tĩnh mạch chân…

Lưu ý khi mẹ bầu ăn hạt dẻ

Mẹ bầu ăn hạt dẻ rất tốt cho sức khỏe

Mẹ bầu ăn hạt dẻ rất tốt cho sức khỏe 

Mặc dù hạt dẻ có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu vẫn cần lưu ý các điều sau đây khi ăn loại hạt này.

- Không nên ăn quá nhiều hạt dẻ tại một thời điểm. Chỉ nên ăn lượng vừa đủ, đều đặn sẽ giúp phát huy được tác dụng tốt từ loại hạt này.

- Không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng, nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.

- Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ các bà bầu cần rửa sạch hoặc bóc vỏ, không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét. Hơn nữa vỏ hạt dẻ khá cứng vì vậy để có món hạt dẻ ngon mẹ bầu nên luộc sơ qua trước khi rang.

- Để bảo quản hạt dẻ các bà bầu nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các chị em đã tự trả lời được câu hỏi bà bầu có nên ăn hạt dẻ không? Để nhanh chóng xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

> Tin liên quan: Bà bầu có nên ăn lạc không? Bạn đã biết chưa?