Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho vụ nổ ở Hà Đông
22/03/2016
| Có thể thấy, vụ việc xảy ra đã gây tang thương, mất mát và thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho gia đình các nạn nhân cũng như gia đình ông Cường. Tuy nhiên, điều mà hiện nay dư luận cũng như gia đình các nạn nhân đang rất quan tâm là ai sẽ phải bồi thường cho những thiệt hại mà ông Cường đã gây ra?
Về vụ nổ kinh hoàng ở khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, theo thống kê của cơ quan chức năng thì vụ nổ gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng con người lẫn tài sản.
Trong số 140 căn biệt thự bị ảnh hưởng thì có hơn 30 ngôi bị hư hỏng nặng nề. Căn hộ số 15 dãy TT9 bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Toàn bộ cửa, mái hiên trước, tưởng bị phá hủy hoàn toàn. Trong nhà gạch vữa đều ngổn ngang, cầu thang bị sập, ban công tầng 2 cũng bị phá hủy.
Các mảnh vỡ từ kim loại, kính dưới sức ép của vụ nổ văng xa hàng trăm mét, găm chi chít vào tường các căn hộ, làm hư hỏng một số thiết bị sinh hoạt, công trình công cộng. Theo thống kê có đến 95 căn hộ bị vỡ kính, rung chấn làm bung cửa, nứt tường. Đó là chưa kể nhiều gia đình bị hỏng hóc toàn bộ hệ thống đèn điện, tivi, điều hòa… Nhiều xe máy, ô tô của một số gia đình, người dân lao động bị cháy, bị phá hủy bởi vụ nổ.
Trong số 140 căn biệt thự bị ảnh hưởng thì có hơn 30 ngôi bị hư hỏng nặng nề. Căn hộ số 15 dãy TT9 bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Toàn bộ cửa, mái hiên trước, tưởng bị phá hủy hoàn toàn. Trong nhà gạch vữa đều ngổn ngang, cầu thang bị sập, ban công tầng 2 cũng bị phá hủy.
Các mảnh vỡ từ kim loại, kính dưới sức ép của vụ nổ văng xa hàng trăm mét, găm chi chít vào tường các căn hộ, làm hư hỏng một số thiết bị sinh hoạt, công trình công cộng. Theo thống kê có đến 95 căn hộ bị vỡ kính, rung chấn làm bung cửa, nứt tường. Đó là chưa kể nhiều gia đình bị hỏng hóc toàn bộ hệ thống đèn điện, tivi, điều hòa… Nhiều xe máy, ô tô của một số gia đình, người dân lao động bị cháy, bị phá hủy bởi vụ nổ.
Hiện trường tan hoang sau vụ nổ.
Trước vụ việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu anh Cường đã mất thì có bị truy tố? Việc đền bù cho các gia đình thiệt hại người và tài sản ra sao? Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định vật gây nổ là vật có chất liệu nổ thường được dùng để chế tạo bom, mìn.
Như vậy, người sử dụng vật liệu nổ có dấu hiệu của tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" theo Điều 232 Bộ luật hình sự.
"Tuy nhiên do người được xác định là gây ra vụ nổ đã chết nên theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án để điều tra về hành vi nói trên nếu như không xác định thêm được người nào khác hoặc hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào khác", luật sư Giang Hồng Thanh cho hay.
Theo luật sư Thanh: "Về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với những người bị chết, bị thương hoặc bị hư hỏng về tài sản, nếu người gây thiệt hại (tức là người gây ra vụ nổ) không chết, người đó có nghĩa vụ phải bồi thường. Nhưng do người gây thiệt hại cũng đã chết nên trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định về "Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại" thì "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
Điều này có nghĩa là giả sử nếu anh Phạm Văn Cường (người được xác định là gây ra vụ nổ) có tài sản riêng thì những người thừa kế của anh Cường (ví dụ như bố mẹ, vợ, con...) có trách nhiệm sử dụng tài sản riêng đó của anh Cường để bồi thường thiệt hại cho những người bị chết, bị thương hoặc bị hư hỏng về tài sản, luật sư Giang Hồng Thanh nói thêm.
Như vậy, người sử dụng vật liệu nổ có dấu hiệu của tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" theo Điều 232 Bộ luật hình sự.
"Tuy nhiên do người được xác định là gây ra vụ nổ đã chết nên theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án để điều tra về hành vi nói trên nếu như không xác định thêm được người nào khác hoặc hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào khác", luật sư Giang Hồng Thanh cho hay.
Theo luật sư Thanh: "Về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với những người bị chết, bị thương hoặc bị hư hỏng về tài sản, nếu người gây thiệt hại (tức là người gây ra vụ nổ) không chết, người đó có nghĩa vụ phải bồi thường. Nhưng do người gây thiệt hại cũng đã chết nên trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định về "Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại" thì "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
Điều này có nghĩa là giả sử nếu anh Phạm Văn Cường (người được xác định là gây ra vụ nổ) có tài sản riêng thì những người thừa kế của anh Cường (ví dụ như bố mẹ, vợ, con...) có trách nhiệm sử dụng tài sản riêng đó của anh Cường để bồi thường thiệt hại cho những người bị chết, bị thương hoặc bị hư hỏng về tài sản, luật sư Giang Hồng Thanh nói thêm.
Bên trong ngôi nhà nơi anh Cường thuê để thu mua sắt vụn.
Về vấn đề trên, luật sư Trần Anh Dũng, Công ty luật Đại Phúc cho hay: "Vụ việc xảy ra, đến thời điểm này, cơ quan chức năng mới chỉ xác định ông Cường là thủ phạm gây ra vụ nổ, nên theo quy định tại Khoản 7, điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, trường hợp này cơ quan chức năng không đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự (trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác), và ông Cường cũng đã chết, tức không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên theo quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự thì ông Cường được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự".
Theo kết quả giám định sơ bộ của Cục Kỹ thuật hình sự, Bộ Công an, thuốc nổ gây ra vụ nổ là loại thường dùng để chế tạo bom, mìn. Mà bom mìn và vật liệu nổ nói chung theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự hiện hành được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ. Cũng theo quy định tại Điều luật này thì Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên. Trách nhiệm bồi thường được xác định ngay cả khi người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi (Trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết).
Hiện tại chưa thấy các cơ quan có trách nhiệm quản lý vật liệu nổ đứng ra nhận trách nhiệm trong việc quản lý khối vật liệu nổ mà ông Cường đã sử dụng để gây nên vụ nổ. Do đó, tạm thời, chưa thể xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan quản lý có liên quan. Mà trước mắt trách nhiệm bồi thường được xác định thuộc về ông Cường. Tuy nhiên vì ông Cường cũng đã chết ngay trong vụ nổ nên việc yêu cầu ông Cường bồi thường cho các nạn nhân không thể thực hiện được. Theo tôi thời điểm này trước mắt nạn nhân và gia đình các nạn nhân có thể đề nghị cơ quan chức năng xác định di sản của ông Cường để lại sau đó làm việc với những người thừa kế của ông Cường để giải quyết những vấn đề liên quan bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Dù biết thiệt hại cho gia đình ông Cường trong trường hợp này cũng không nhỏ, nhưng thiết nghĩ, những người thân trong gia đình ông Cường cũng nên hợp tác với cơ quan chức năng để có biện pháp khắc phục hậu quả cho gia đình các nạn nhân theo khả năng của mình để phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát cho họ.