5-sai-lam-cua-me-khien-con-khong-the-phat-trien-chieu-cao-4283
5 sai lầm của mẹ khiến con không thể phát triển chiều cao
Chiều cao của con đạt chuẩn là niềm mong mỏi của đa số phụ huynh. Khi có chiều cao, cơ hội nghề nghiệp của con được rộng mở hơn. Quá trình cải thiện chiều cao là một quá trình dài không chỉ cần sự cố gắng của bản thân con mà còn cần sự hỗ trợ của ba mẹ. Tuy nhiên, có một số sai lầm ít ngờ tới của mẹ lại khiến chiều cao của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
    1. Thực trạng chiều cao của người Việt hiện nay
    2. 5 sai lầm của mẹ khiến con không thể phát triển chiều cao
      1. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng
      2. Tập trung vào việc sử dụng sữa để tăng chiều cao
      3. Tạo áp lực vô hình cho con
      4. Không tạo điều kiện cho con vận động
      5. Chỉ chăm con trong một giai đoạn, bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển chiều cao
    3. Mẹ cần thay đổi điều gì để con cao hơn?
      1. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất
      2. Hiểu bản chất của sữa để cho con uống sữa hợp lý
      3. Cho con tự do, thoải mái thể hiện bản thân
      4. Khuyến khích con vận động
      5. Có kế hoạch chăm sóc con hợp lý, tập trung vào 3 giai đoạn phát triển chiều cao
      6. Sử dụng Thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển chiều cao

Thực trạng chiều cao của người Việt hiện nay

Các số liệu thống kê về chiều cao của Viện dinh dưỡng Quốc gia đã cho thấy, từ năm 1975 đến năm 2000, chiều cao của người Việt tăng trung bình 1,1cm/năm. Từ năm 2000 đến năm 2016, chiều cao của cả nam và nữ đều tăng trung bình 2,1cm/ năm. Cụ thể, năm 2000 chiều cao của nam là 162,3cm và của nữ là 152,4cm. Đến năm 2016, chiều cao của nam và nữ tương ứng là 164,4 cm và 153,4 cm.

Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới (năm 2019)
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới (năm 2019)

Mặc dù chiều cao của người Việt đã có sự thay đổi vẫn đang nằm trong top 10 quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới. Giáo sư Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhận định chiều cao của người Việt Nam đang có xu hướng tăng lên và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh ở những thế hệ sau.

5 sai lầm của mẹ khiến con không thể phát triển chiều cao

Có 4 yếu tố phát triển đến chiều cao, bao gồm: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường, di truyền. Nắm bắt được tầm quan trọng của các yếu tố này, nhiều phụ huynh đã xây dựng nên kế hoạch cải thiện chiều cao cho con mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chăm mãi nhưng chiều cao của con vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Một trong những nguyên nhân khiến con mãi không cao là chế độ dinh dưỡng thiếu sự cân bằng giữa các chất. Mẹ chỉ tập trung cho con sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều Canxi, vitamin D. Một số khác lại chỉ tập trung cho con ăn thịt và uống nhiều sữa để bổ sung protein và Canxi.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng khiến xương thiếu hụt dưỡng chất cần cho sự phát triển
Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng khiến xương thiếu hụt dưỡng chất cần cho sự phát triển

Bổ sung Canxi cho cơ thể là điều nên làm nếu muốn cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung bổ sung khoáng chất này sẽ gây phản tác dụng, khiến cơ thể và xương không đủ dưỡng chất để phát triển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung lượng vừa đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể  là cách cải thiện chiều cao tối ưu nhất.

Tập trung vào việc sử dụng sữa để tăng chiều cao

Trong suy nghĩ của mẹ, sữa chứa rất nhiều Canxi, uống sữa sẽ giúp chiều cao của con tăng vượt trội. Tuy nhiên, hàm lượng Canxi tự nhiên có trong sữa rất ít. Vì thông qua quá trình xử lý nhiệt, Canxi tự nhiên có trong sữa đã bị phá hủy. Phần lớn, Canxi có trong sữa đều được thêm vào sau quá trình xử lý.

Uống nhiều sữa không giúp con tăng chiều cao như các mẹ vẫn thường nghĩ
Uống nhiều sữa không giúp con tăng chiều cao như các mẹ vẫn thường nghĩ

Mặt khác, cơ thể chỉ hấp thụ ⅔ lượng Canxi có trong sữa, ⅓ còn lại bị đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Nếu lượng Canxi bị đào thải ngày càng lớn sẽ khiến thận bị vôi hóa, gây ra các trường hợp sỏi thận, sỏi niệu thận. 

Tạo áp lực vô hình cho con

Việc học có vai trò rất quan trọng, quyết định một phần tương lai của con. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh quá coi trọng thành tích học tập tạo nên áp lực về điểm số cho con. Để đáp ứng nguyện vọng của ba mẹ, nhiều đứa trẻ chỉ cặm cụi vào học, ngủ không đủ giấc và không tham gia các hoạt động thể thao.

Áp lực về điểm số, thành tích là một phần khiến con không thể phát triển chiều cao
Áp lực về điểm số, thành tích là một phần khiến con không thể phát triển chiều cao

Áp lực là một phần khiến trẻ không thể phát triển chiều cao. Sự lo lắng, căng thẳng sẽ khiến não kích thích tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol và epinephrine. Hai hormone này gây ức chế sự sản sinh hormone tăng trưởng của tuyến yên, khiến cơ thể nói chung và chiều cao nói riêng không thể phát triển được.

Không tạo điều kiện cho con vận động

Vận động là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển chiều cao của con. Tuy nhiên, nhiều người mẹ “ngại” cho con vận động vì sợ con mệt. Khi trẻ không có điều kiện vận động sẽ khiến cơ thể thiếu vitamin D hoạt hóa. Đồng thời, các mô xương, sụn cũng không được tạo không gian mới để phát triển. Đây cũng là lý do kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ. 

Căng thẳng kết hợp với việc không được vận động dễ khiến trẻ bị béo phì
Căng thẳng kết hợp với việc không được vận động dễ khiến trẻ bị béo phì

Chỉ chăm con trong một giai đoạn, bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển chiều cao

Nhiều người mẹ chỉ tập trung nuôi trẻ trong một giai đoạn cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể phát triển chiều cao. Bởi lẽ, sự cân bằng dinh dưỡng, vận động và chế độ nghỉ ngơi của trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì sẽ là nền tảng để chiều cao của trẻ có thể phát triển vững mạnh trong thời gian tiếp theo.

Cần có kế hoạch chăm con hợp lý qua các giai đoạn, nhất là giai đoạn dậy thì
Cần có kế hoạch chăm con hợp lý qua các giai đoạn, nhất là giai đoạn dậy thì

Mặt khác, một số phụ huynh lại bỏ qua giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn này, không chỉ cơ thể mà khung xương của trẻ sẽ có sự “bứt phá” về kích thước lẫn số lượng. Chính vì vậy, nếu thiếu sự hỗ trợ của mẹ về dinh dưỡng, thiếu sự kèm cặp trong chế độ nghỉ ngơi thì chiều cao của trẻ không đủ điều kiện để phát triển.

Mẹ cần thay đổi điều gì để con cao hơn?

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất

Dinh dưỡng chiếm tỷ lệ lớn trong các yếu tố quyết định đến chiều cao. Mỗi độ tuổi khác nhau đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, mẹ nên theo dõi sự tăng trưởng của cơ thể con và xây dựng các chế độ ăn uống hợp lý. Cần có đủ đạm động vật, vitamin và chất khoáng trong bữa ăn, để xương và cơ thể phát triển tốt.

Mặt khác, mẹ cũng nên theo dõi định kỳ tình hình sức khỏe của con. Cho trẻ đi tiêm ngừa phòng dịch hoặc chữa trị kịp thời các bệnh có nguy cơ bùng phát trong cơ thể để chuẩn bị cho trẻ một sức đề kháng mạnh nhất để phát triển toàn diện. 

Hiểu bản chất của sữa để cho con uống sữa hợp lý

Có một sự thật mẹ cần hiểu rõ: Sữa chỉ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, chứ không có tác dụng tăng chiều cao! Do đó, việc lạm dụng sữa với mục đích tăng chiều cao cho con là điều không nên. Ngược lại, mẹ chỉ cần đảm bảo mỗi ngày trẻ được đáp ứng đủ lượng sữa phù hợp với lứa tuổi là được.

Hiện nay, các loại sữa làm từ hạt cũng rất được lòng nhiều mẹ Việt. Bởi lẽ, trong các loại hạt có chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin rất phù hợp cho sự phát triển của trẻ. Với loại sữa này, mẹ có thể tự tay làm cho con để đảm bảo độ tự nhiên và an toàn nhất.

Mẹ có thể thay thế sữa bò, sữa công thức bằng các loại sữa hạt để cung cấp nhiều hơn hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao của con.

Có thể thay thế sữa bò, sữa công thức bằng các loại sữa hạt
Có thể thay thế sữa bò, sữa công thức bằng các loại sữa hạt 

Cho con tự do, thoải mái thể hiện bản thân

Áp lực là một nguyên nhân khiến chiều cao hạn chế phát triển. Do đó, việc tạo điều kiện để trẻ tự do, thoải mái thể hiện bản thân là điều phụ huynh nên làm. Hãy tôn trọng những quyết định, hành động của trẻ. Trong một số trường hợp, bố mẹ nên là người dìu dắt, hướng dẫn cho trẻ đi đúng hướng.

Mặt khác, đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì - giai đoạn “vàng” của sự phát triển chiều cao, mẹ càng không nên tạo áp lực về thành tích, điểm số học tập cho trẻ. Ngược lại, hãy là người động viên, an ủi và hỗ trợ con vượt qua giai đoạn này. 

Khuyến khích con vận động

Tạo thói quen vận động cho con ngay từ khi còn bé sẽ giúp chiều cao của trẻ phát triển một cách nhanh chóng. Bằng việc vận động giúp các mô xương, mô sụn giãn ra tạo không gian cho xương phát triển nhanh chóng.

Ngoài việc cho con tập các bài thể dục cơ bản, mẹ còn có thể cho con lựa chọn chơi một môn thể thao giúp tăng chiều cao như bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội hoặc yoga,... Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dành thời gian cùng con vận động để tạo động lực cho trẻ.

Rèn thói quen vận động cho con ngay từ bé sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xương phát triển
Rèn thói quen vận động cho con ngay từ bé sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xương phát triển 

Có kế hoạch chăm sóc con hợp lý, tập trung vào 3 giai đoạn phát triển chiều cao

Cải thiện chiều cao là một quá trình dài, đòi hỏi mẹ phải có kế hoạch chăm sóc con hợp lý. Trước hết là tập trung chăm con qua 3 giai đoạn phát triển chiều cao (giai đoạn từ 0 - 5 tuổi, giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi và giai đoạn từ 11 đến 20 tuổi). Việc bổ sung cho con đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý ở giai đoạn trước sẽ là bể đỡ để giai đoạn tiếp theo con bật cao và xa hơn.

Sử dụng Thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển chiều cao

Bên cạnh đó để chiều cao của con tăng tối đa, mẹ có thể cho con sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) hỗ trợ phát triển chiều cao. Trong đó, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ có sử dụng Canxi và Collagen Type 2 . Đây là 2 thành phần quan trọng trong sự phát triển vững chắc của xương.

Trong giai đoạn phát triển chiều cao, trẻ rất cần sự hỗ trợ từ mẹ về mọi mặt. Tuy nhiên, có một số những sai lầm của mẹ tưởng chừng như tốt nhưng lại khiến chiều cao của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, nếu đang mắc phải một trong những sai lầm trên, các mẹ nên nhanh chóng thay đổi để giúp con phát triển chiều cao và có cơ hội vươn xa hơn trong tương lai.