5 kỷ lục chưa từng bị phá vỡ bởi loài người
25/02/2016
| Khả năng của con người là vô hạn, dù cơ thể mỏng manh nhưng sức chịu đựng và sinh tồn của loài người không hề thua kém một sinh vật nào trên Trái đất.
Trên thế giới có rất nhiều trường hợp sống sót trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt đã được ghi vào kỷ lục. Những người sống sót một cách kỳ diệu này có thể đã trải qua một quy trình rèn luyện thân thể bền bỉ hoặc đơn giản chỉ là nhờ sức chịu đựng tuyệt vời của cơ thể con người.
Dưới đây là một số kỷ lục mà chắc có lẽ không ai trên Trái đất này có thể phá vỡ.
1. Nhịn ngủ - 11 ngày
Vào năm 1965, Randy Gardner đã lập kỷ lục thế giới khi làm một thí nghiệm không chợp mắt trong suốt 264.4 giờ đồng hồ - tương đương 11 ngày và 24 phút. Lúc này ông chỉ mới 17 tuổi.
Dưới đây là một số kỷ lục mà chắc có lẽ không ai trên Trái đất này có thể phá vỡ.
1. Nhịn ngủ - 11 ngày
Vào năm 1965, Randy Gardner đã lập kỷ lục thế giới khi làm một thí nghiệm không chợp mắt trong suốt 264.4 giờ đồng hồ - tương đương 11 ngày và 24 phút. Lúc này ông chỉ mới 17 tuổi.
Nhưng chớ có dại mà thử phá kỷ lục này nhé. Theo John J. Ross, người theo dõi sức khỏe của Randy trong suốt thí nghiệm đã ghi nhận một số vấn đề nghiêm trọng xảy ra cho cơ thể khi ông thức liên tục như thế: mất tập trung, giảm trí nhớ, ảo giác và cả hoang tưởng...
Thậm chí, khi Randy làm một phép thử: lấy các số từ 100 trở xuống trừ dần cho 7, ông dừng lại ở con số 65 và hoàn toàn quên mất mình đang làm gì.
Do vậy, nếu bạn có một ngày để nghỉ ngơi thì hãy tranh thủ mà ngủ đi, đừng có "đánh đu" theo Randy Gardner làm gì. Ngủ không những giúp cơ thể thư giãn hay giúp đầu óc tỉnh táo để học tập và làm việc hiệu quả mà còn giúp ta phát triển các kỹ năng và cải thiện trí nhớ nữa.
2. Nhịn thở - 22 phút
Stig Severinsen - một thợ lặn tự do người Đan Mạch, đã được vinh danh là "Người đàn ông không cần thở" sau khi lập kỷ lục thế giới: nín thở dưới nước trong vòng 22 phút.
Để làm được điều này, trước đó Stig đã hấp thụ oxy nguyên chất vào cơ thể trong 19 phút để giữ cho não hoạt động dưới nước.
Ông cũng thường xuyên tập lặn trong bể đầy cá mập để làm quen với cảm giác căng thẳng, đồng thời học cách giảm nhịp tim của mình xuống còn 30 nhịp 1 phút để đốt cháy oxy lâu hơn. Quá trình này mất tổng cộng là 10 năm.
Nhưng đấy là với siêu nhân như Severinsen thì không sao. Còn người bình thường, não sẽ ngưng hoạt động và chết trong vòng 4 phút nếu thiếu oxy.
3. Nhịn ăn nhịn uống - 18 ngày
Một người Áo tên Andreas Mihavecz đang nắm giữ kỷ lục của người sống sót lâu nhất mà không ăn hay uống gì hết trong 18 ngày.
Vào năm 1979, ông đã bị nhốt và bỏ quên trong một hầm ngục. Tiếc là không ai nghe được tiếng kêu cứu của Andreas.
Những gì duy nhất ông có thể bỏ bụng chính là hơi ẩm đọng lại trên tường của phòng giam. Kết quả là ông đã sụt mất 24 kg. Mãi đến 18 ngày sau, ông mới được tình cờ tìm thấy và mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.
Thông thường, con người có thể nhịn đói trong 8 tuần, nhưng nhịn khát thì chỉ trong 8-10 ngày mà thôi. Chính vì thế, việc Mihavecz có thể tồn tại sau 18 ngày chỉ có vài giọt nước là cả một kỳ tích.
Nêu ra như vậy cũng để thấy rằng, bạn phải may mắn lắm mới có thể sống sót trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy. Nếu như thiếu nước, thân nhiệt sẽ hạ với tốc độ chóng mặt, các khớp xương khô cứng, đồng thời các chất độc hại trong cơ thể sẽ bị tích tụ.
4. Nhịn trọng lực - 437,7 ngày
Bạn có bao giờ mong ước được bay lơ lửng trong tình trạng không trọng lực và hút nước ngọt văng tứ tung như Nobita và Doraemon chưa? Valeri Polyakov - một nhà du hành vũ trụ người Nga đã được lênh đênh như thế trong suốt 437,7 ngày và xác lập kỷ lục cho chuyến bay vũ trụ dài nhất.
Trước đây, Polyakov từng là một bác sĩ y khoa. Ông tình nguyện trải qua chuyến đi dài hơi rời khỏi Trái đất này với mong muốn chứng minh rằng, cơ thể con người có thể chịu đựng được môi trường không trọng lực trong khoảng thời gian đủ lâu để du hành tới sao Hỏa.
Theo ước tính, thời gian ngắn nhất hiện nay để du hành lên sao Hỏa là 7 tháng. Tức là về cơ bản, con người có thể chịu được chuyến đi này.
Tuy nhiên, cơ thể con người, đặc biệt là cơ bắp, được thiết kế để hoạt động dưới tác động của trọng lực Trái đất. Mất đi trọng lực quá lâu, toàn bộ cơ bắp - bao gồm cả cơ tim - của Polyakov đã yếu đi trông thấy, ngay cả khi ông đã phải trải qua một chế độ ăn uống và luyện tập cực kỳ gắt gao.
5. Kiêng Mặt trời - rất nhiều năm
Nhà ảo thuật người Séc - Zdenek Zahradka vào năm 2004 đã cố xác lập một kỷ lục thế giới khi tự chôn sống mình dưới đất trong 10 ngày với chỉ duy nhất một ống thở mà không có bất kỳ thức ăn, nước uống hay tia nắng Mặt trời nào. Dù ông đã sụt 8,5 kg và sống sót sau màn biểu diễn nguy hiểm này nhưng kỷ lục lại không được công nhận.
Nguyên do là vì nếu chỉ là nhịn ăn uống, ông không thể đánh bại Andreas Mihavecz. Còn nếu về vấn đề sống không có ánh Mặt trời, kỷ lục thế giới lại thuộc về những đứa trẻ ở cộng hòa Tatarstan, Nga.
Vào năm 2012, cảnh sát đã tìm thấy 27 đứa trẻ này đang bị cách li dưới mặt đất trong những căn hầm tối tăm. Chúng được cho là chưa bao giờ nhìn thấy ánh Mặt trời.
Không cần nói, chắc bạn cũng không muốn phá kỷ lục này đúng không? Việc xa rời ánh Mặt trời trong 1 ngày đã đủ ức chế lắm rồi nữa là một năm. Hơn nữa, ánh nắng của Mặt trời không những cung cấp cho chúng ta vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe mà còn kích thích giải phóng serotonin, giúp điều hòa giấc ngủ, tâm trạng và khẩu vị.
Vì vậy đừng nhốt mình trong nhà như ma cà rồng nhé, ánh nắng buổi sáng rất tốt cho cơ thể đấy.